admin

Câu hỏi cho nhà vô định : Việt Nam trong top 5 !

UEVF – Trong 02 ngày 18/19 tháng 02, tại thủ đô Paris đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi « Câu hỏi cho nhà vô địch » (Questions pour un Champion). Thí sinh đại diện cho Việt Nam và cũng là thí sinh duy nhất của châu Á đã tham gia thi đấu rất xuất sắc, giành vị trí thứ 5 chung cuộc.

Chương trình nằm trong chuỗi rất nhiều hoạt động thường niên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) trên toàn thế giới chào mừng ngày quốc tế Pháp ngữ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiếng Pháp và sự đa dạng văn hoá giữa các nước trong cộng đồng Pháp ngữ.

Cuộc thi là một chương trình trò chơi truyền hình được phát sóng hàng ngày trên kênh TV5. Các câu hỏi đều bằng tiếng Pháp dưới sự dẫn dắt của Julien Lepers – một trong những nam dẫn chương trình nổi tiếng của truyền hình Pháp. Với 3 vòng thi, các câu hỏi liên quan đến tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi thí sinh phải làm chủ tiếng Pháp rất tốt, thông minh và có kiến thức chung phong phú.

Tại vòng thi thứ nhất, anh Nguyễn Vân – thí sinh đại diện cho Việt Nam đã thi đấu xuất sắc, vượt qua các thí sinh đến từ Tunisia, Bồ Đào Nha và Phần Lan với các tỷ số áp đảo, giành vị trí vô địch vòng 1. Tại vòng chung kết, Việt Nam thi đấu rất tốt và đạt kết quả chung cuộc xếp thứ 5, sau các thí sinh đến từ Sénégal, Liban, Cameroon, Canada.

Tham gia cổ vũ cho đội Việt Nam, các bạn sinh viên đến từ Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) với những tà áo dài Việt Nam, cờ đỏ sao vàng và những nụ cuời đã mang lại những ấn tượng tốt đẹp với các bạn bè quốc tế về một Việt Nam rạng rỡ, trí tuệ và thân thiện.

 thi sinh van cung cc bn sinh vien ti php

Áo dài Việt Nam rạng ngời trên khán đài

Có mặt tại chương trình, ông Abdou Diouf – tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ đã trao cúp vô địch cho thí sinh đến từ Canada và chúc mừng tất cả các thí sinh tham gia chương trình. Ông mong muốn các bạn trẻ sẽ là nhân tố quan trọng trong việc tiếp tục củng cố và phát triển tiếng Pháp và đa dạng văn hoá, đặc biệt tại châu Á – Thái Bình Dương.

17609_570972582922266_1348221230_n

Niềm vui chiến thắng sau trận chung kết

 21809_10151532206927754_2096066045_n

14901_571674736185384_331579140_n

Chụp ảnh lưu niệm cùng Julien – người dẫn chương trình

Bài và ảnh

Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp

 

read more

Câu hỏi cho nhà vô địch : Việt Nam trong top 5 !

UEVF – Trong 02 ngày 18/19 tháng 02, tại thủ đô Paris đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi « Câu hỏi cho nhà vô địch » (Questions pour un Champion). Thí sinh đại diện cho Việt Nam và cũng là thí sinh duy nhất của châu Á đã tham gia thi đấu rất xuất sắc, giành vị trí thứ 5 chung cuộc.

Chương trình nằm trong chuỗi rất nhiều hoạt động thường niên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) trên toàn thế giới chào mừng ngày quốc tế Pháp ngữ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiếng Pháp và sự đa dạng văn hoá giữa các nước trong cộng đồng Pháp ngữ.

Cuộc thi là một chương trình trò chơi truyền hình được phát sóng hàng ngày trên kênh TV5. Các câu hỏi đều bằng tiếng Pháp dưới sự dẫn dắt của Julien Lepers – một trong những nam dẫn chương trình nổi tiếng của truyền hình Pháp. Với 3 vòng thi, các câu hỏi liên quan đến tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi thí sinh phải làm chủ tiếng Pháp rất tốt, thông minh và có kiến thức chung phong phú.

Tại vòng thi thứ nhất, anh Nguyễn Vân – thí sinh đại diện cho Việt Nam đã thi đấu xuất sắc, vượt qua các thí sinh đến từ Tunisia, Bồ Đào Nha và Phần Lan với các tỷ số áp đảo, giành vị trí vô địch vòng 1. Tại vòng chung kết, Việt Nam thi đấu rất tốt và đạt kết quả chung cuộc xếp thứ 5, sau các thí sinh đến từ Sénégal, Liban, Cameroon, Canada.

vd1Các bạn sinh viên chúc mừng anh Vân sau chiến thắng trước Bồ Đào Nha, Tunisie và Phần Lan

       Tham gia cổ vũ cho đội Việt Nam, các bạn sinh viên đến từ Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) với những tà áo dài Việt Nam, cờ đỏ sao vàng và những nụ cuời đã mang lại những ấn tượng tốt đẹp với các bạn bè quốc tế về một Việt Nam rạng rỡ, trí tuệ và thân thiện.

vd2Áo dài Việt Nam rạng ngời trên khán đài

    Có mặt tại chương trình, ông Abdou Diouf – tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ đã trao cúp vô địch cho thí sinh đến từ Canada và chúc mừng tất cả các thí sinh tham gia chương trình. Ông mong muốn các bạn trẻ sẽ là nhân tố quan trọng trong việc tiếp tục củng cố và phát triển tiếng Pháp và đa dạng văn hoá, đặc biệt tại châu Á – Thái Bình Dương.

vd3

 Niềm vui chiến thắng sau trận chung kết

vd4Chụp ảnh lưu niệm cùng Julien – người dẫn chương trình

Bài và ảnh

Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp

read more

Tại sao nước Pháp là điểm đến thích hợp với người Việt Nam

Đất nước của kinh đô ánh sáng hiện nay có khoảng 7.500 du học sinh Việt Nam đang sinh sống và làm việc do chất lượng giáo dục cao, mở cửa với sinh viên quốc tế, nhiều cơ hội học bổng và làm việc sau tốt nghiệp.

Không phải ngẫu nhiên mà số du học sinh Việt Nam tại Pháp tăng mạnh như hiện nay. Mỗi năm Pháp tiếp nhận gần 1.500 sinh viên Việt Nam, số lượng này tăng liên tục và không dưới 150 hợp tác được ký kết giữa các trường đại học Pháp và Việt Nam.

Chất lượng giáo dục Pháp được đánh giá cao trên thế giới với nhiều ngành mũi nhọn như kiến trúc, mỹ thuật, thời trang, kinh tế, khoa học cơ bản…

Đặc biệt việc chi trả cho thời gian học tập ở Pháp khá đa dạng và không quá đắt đỏ so với một số quốc gia Âu – Mỹ khác. Mức học phí đại học tại Pháp rất rẻ, vào khoảng 174 euro một năm cho bậc đại học, 237 euro cho bậc thạc sĩ và 359 euro cho bậc tiến sĩ.

Mức học phí này áp dụng chung cho cả sinh viên Pháp và nước ngoài. Ngoài ra, những sinh viên được học bổng của Chính phủ Pháp còn được miễn học phí.

Các học bổng khá dồi dào như: học bổng chất lượng cao của Đại sứ quán Pháp, học bổng tài năng Eiffel trình độ thạc sĩ khá tiếng tăm, học bổng tiến sĩ Erasmus-Dem, học bổng Bộ giáo dục – Đào tạo Việt Nam…

Lâm Thanh Phong, du học ngành cầu đường tại Đại học Ecole Nationale des Ponts et Chausesees (ENPC), vốn được đánh giá là trường đào tạo kỹ sư cầu đường tốt nhất Pháp, cho biết: “Nếu quan tâm và đầu tư ngay từ đầu thì việc xin được học bổng du học Pháp là nằm trong tầm tay”.

Điểm cộng khác là mạng lưới sinh viên ở Pháp vững mạnh với nhiều hoạt động phong phú gắn kết các thế hệ du học sinh và hỗ trợ tân sinh viên làm quen cuộc sống mới.

Lời khuyên từ rất nhiều cựu sinh viên là dù đến Pháp theo diện du học tự túc hay học bổng thì việc xúc tiến tìm nhà trọ càng sớm càng tốt. “An cư” mới “lạc nghiệp”, ngay khi có giấy báo nhập học của trường, bạn nên nhanh chóng liên hệ với bộ phận phụ trách đời sống sinh viên để làm thủ tục.

Ngoài ra, cộng đồng sinh viên Việt Nam thường trao đổi thông tin về nhà ở để giúp đỡ nhau, đặc biệt vào cuối năm học, khoảng tháng 5 thì dễ dàng tìm nhà trọ do các bạn sinh viên Việt Nam học xong chuyển thành phố hoặc vê nước. Việc thuê nhà trọ, bạn cần kĩ lưỡng và có hợp đồng chi tiết để tránh gặp rắc rối về sau.

Ở Pháp, với thẻ sinh viên, có thể làm việc mà không cần xin giấy phép lao động với điều kiện tổng số giờ lao động không quá 964 giờ trong một năm. Các công việc phổ biến bao gồm trông trẻ, làm nhà hàng, thu ngân ở siêu thị, trông khách sạn, dọn nhà…

Thu nhập từ công việc làm thêm sẽ giúp trang trải đáng kể chi phí sinh hoạt, giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, thuận lợi để tìm kiếm công việc sau tốt nghiệp bởi yếu tố độc lập, trưởng thành ở phương Tây luôn được đánh giá cao.

Yếu tố bảo hiểm cần được lưu tâm. ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc, du học sinh nên mua thêm bảo hiểm bổ sung, chỉ cần chi thêm một khoản nhỏ nhưng được lợi rất nhiều trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Kỳ thực tập bắt buộc có thể bắt đầu ngay từ năm 1, thường kéo dài 1 đến 3 tháng, và kỳ thực tập năm cuối dài hơn, thường 4 – 9 tháng. Do đó du học sinh cần chuẩn bị hồ sơ từ rất sớm. Một lưu ý nữa là nếu đăng kí khóa thực tập càng dài thì càng dễ bởi điều này mang lại cho công ty nhiều lợi ích hơn.

Tại Pháp, bạn có thể theo học các chương trình về tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, do đó yêu cầu biết tiếng Pháp trước khi du học không phải bắt buộc. Tuy vậy, nếu chịu khó đầu tư vốn tiếng Pháp “vừa đủ xài” bạn sẽ thuận lợi hơn trong quá trình làm hồ sơ hay xin học bổng cũng như việc sinh sống, học tập sau này.

Các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao sôi nổi, các cuộc thi thú vị ở các chi hội sinh viên Việt Nam ở các thành phố diễn ra quanh năm là một điểm nhấn đáng yêu của cộng đồng du học sinh nơi xứ người.

Sưu tầm : Internet

read more

Giải bóng bàn Orléans mở rộng 2012

 orleans1   Vào đầu tháng 12 hàng năm, chi hội sinh viên Vietnam tại Orléans (UEVO) tổ chức giải bóng bàn cho tất cả các Anh, Chị, Em đang học tập và công tác tại Orléans.

       Từ sự thành công của giải, kể từ năm 2011, UEVO tổ chức giải đấu này theo hình thức mở rộng, dành cho tất cả mọi người Vietnam đang học tập và sinh sống tại Pháp nhằm phát triển phong trào chơi bóng bàn, tạo sân chơi cho các du học sinh và người Vietnam ở Pháp tham gia thi đấu, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường tình đoàn kết.

Giải bóng bàn Orléans mở rộng 2011 đã thành công rực rỡ với chức vô địch đơn nam thuộc về Henry, một vạn động viên bóng bàn chuyên nghiệp người Pháp, huy chương bạc thuộc về anh Nam đến từ Poitier.

Năm nay, Ban tổ chức (BTC) giải bóng bàn Orléans mở rộng thống nhất chọn ngày thứ bảy 1/12/2012 là ngày thi đấu giải bóng bàn với nhiều phần thưởng có giá trị bao gồm cúp vô địch và các giải phụ.Lệ phí tham dự: 3euros/thành viên (miễn phí cho thành viên là Nữ).
Hạng mục thi đấu: Đơn nam (Simple messieurs), Đơn nữ (Simple dames), Đôi nam nữ (Double mixte) và đồng đội (Coéquipier)
Thời gian: 13h ngày 1/12/2012.
Các thành viên đăng ký tham dự , xin vui lòng đăng ký vào trang
http://doodle.com/quwq6cs2v5tkrxsf (hoặc vào link rút gọn http://poker4rum.com/pp) trước ngày 27/11/2012.
bong ban orleans2Ban tổ chức
Union des Etudiants Vietnamiens à Orléans – UEVO
read more

Gặp “thủ lĩnh” đầu tiên của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp

canhchi1(Dân trí) – Là người sáng lập cũng như luôn dõi theo sự “lớn lên” không ngừng của hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) trong suốt 8 năm qua, tâm huyết của chị với hội không bao giờ cạn.

Tự nhận là người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

    Có thể nói các việc hoạt động đoàn thể ngấm vào Lê Cảnh Chi từ trong huyết quản. Hoạt động năng nổ các phong trào – hoạt động ngoại khóa trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đến người sáng lập UEVF rồi theo sát hội trong suốt một thời gian sau đó không phải quá dài nhưng cũng đủ để chị nhận mình là người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Nếu nhìn vào bảng “trích ngang” của Lê Cảnh Chi thì sẽ không khó để lý giải vì sao chị là một trong những niềm tự hào của DHS Việt Nam tại Pháp thể hệ 7X-8X. Là một cựu Amser, sau khi tốt nghiệp, chị được tuyển thẳng vào 3 trường đại học “chất” nhất của Việt Nam lúc bấy giờ sau khi giành giải 3 tiếng Pháp toàn quốc. Chỉ nhập học được khoảng vài tháng ở khoa Pháp trường Đại học Ngoại Thương, Lê Cảnh Chi được cấp học bổng du học Pháp . Có lẽ từ “xuất sắc” không đủ để nói về chuyện học tập của Cảnh Chi vì chỉ trong vòng bốn năm học tập tại Học Viện Quốc Gia Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương ở Pháp, chị đã tốt nghiệp cả 3 khoa một lúc (Việt Nam học, Sư phạm ngoại ngữ tiếng Pháp và thương mại quốc tế). Sang Pháp du học với thời điểm du học sinh Việt Nam tại Pháp chỉ vỏn vẹn 50 người, không người quen, điều kiện liên lạc thiếu thốn, bất đồng về ngôn ngữ, thiếu thông tin, … “đã bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra với du học sinh chúng tôi chỉ vì thiếu thông tin và cảm thấy choáng ngợp trước cuộc sống ở đất nước xa lạ này” Cảnh Chi bộc bạch. “Tôi còn nhớ câu chuyện cách đây gần chục năm, tôi có giúp đỡ một bạn du học sinh việt học ở Paris bị người Pháp hẳn hoi lừa rất nhiều tiền vì tiếng không tốt, không hiểu về luật pháp của Pháp, … dẫn đến tiền mất tật mang. Rồi bản thân tôi, sau một thời gian tự bươn chải,có một điều luôn thôi thúc tôi: phải thành lập một tiếng nói có tính kết nối và chính thống của du học sinh Việt Nam tại Pháp, có tổ chức thì chuyện giúp đỡ nhau mới trở nên dễ dàng được”. Cùng với các thành viên tích cực khác, Cảnh Chi đã tự bỏ thời gian, tiền bạc cũng như công sức rong ruổi khắp các tỉnh, thành phố của Pháp có du học sinh Việt trong suốt một năm trời. Từ Paris đến Lyon, Marseilles, Toulouse hay Bordeaux … chị luôn chủ động trò chuyện, tìm hiểu cuộc sống của các bạn du học sinh Việt ở đây, từng chi hội để nắm được chia sẻ, nguyện vọng của các bạn với vai trò của một người chị đi trước. Sau bao khó khăn, hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) đã được thành lập ngày 26/3/2004, không chỉ là đại diện hợp pháp cho Cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Pháp mà là một mái nhà chung, nơi chia sẻ kinh nghiệm, đoàn kết, gắn bó của những sinh viên Việt Nam đang học tập và làm viêc ở Pháp.

Tâm huyết của tôi với UEVF không bao giờ cạn

          Trong quá trình gần 8 năm hoạt động, UEVF đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm đoàn kết cộng đồng sinh viên, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày . Từ số lượng ít ỏi ban đầu, cho tới nay, UEVF đã có 15 chi hội thành viên tại các thành phố lớn như Paris, Marseilles, Grenobles, Toulouse, Bordeaux … những nơi tập trung nhiều sinh viên Việt Nam.   “Gắn bó với UEVF trong suốt một thời gian dài, từ lúc nhen nhóm kế hoạch thành lập hội, khi nhìn thấy đứa con tinh thần của mình trở nên lớn mạnh như thế, tôi không khỏi vui mừng và xúc động. Bao nhiêu tâm huyết, công sức, trải qua bao khó khăn cuối cùng cũng đến lúc được đơm hoa kết trái.   Nhìn thấy những thành công của hội, những hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của các bạn sinh viên đã góp phần đưa Việt Nam đến với thế giới, giúp cho các bạn phương Tây cũng có những cái nhìn khác về sinh viên Việt chúng tôi”.

canhchi2

Chị còn hóm hỉnh chia sẻ: “Thầy giáo hướng dẫn làm luận văn tiến sĩ của tôi lúc đó giận tôi lắm vì tội dám bỏ ngang để dành thời gian thành lập hội. Nhưng tôi chỉ nghĩ đơn giản là sinh viên xa xứ, ai cũng cần giúp đỡ và sẻ chia để vơi bớt đi những khó khăn, nỗi nhớ nơi xứ người. Và nhất là khi biết được nhiều thông tin, nhận được những chia sẻ kinh nghiệm học tập, làm việc của các anh chị đi trước sẽ giúp các bạn sinh viên mới sang rút ngắn đáng kể thời gian thích nghi nơi xứ người”.

       “Tôi còn nhớ như in những cuộc họp thâu đêm để chuẩn bị cho các hoạt động lớn của hội như Tết hay giải bóng đá, những lần sáng sớm tinh ra đón chuyến RER đầu tiên ra sân bay đón những em sinh viên mới sang. Thỉnh thoảng khi gặp và ôn lại những kỷ niệm thời gian khó của những ngày đầu thành lập hội đó, anh em chúng tôi đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng, nỗ lực cuối cùng đã được đền đáp”.   Một trong những nét đẹp của UEVF là mỗi dịp Tết Nguyên Đán, các chi hội ở địa phương và tại Paris đều tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc Chào Xuân trong không khí ấm áp, thân tình và có tính cộng đồng cao của những người Việt xa quê. “Tết Nguyên Đán là một hoạt động không chỉ góp phần giữ gìn các nét đẹp truyền thống của dân tộc, mà còn đưa sinh viên lại gần với nhau hơn bên nồi bánh chưng, mâm cỗ tết, các tiết mục cây nhà lá vườn hay các hội chợ, festival văn hóa giới thiệu về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Với chúng tôi, khi ở xa nhà thế này, cái cảm giác nhớ hương vị tết ở Việt Nam luôn hiện hữu, bản thân tôi cũng trải qua hơn 10 cái Tết xa nhà nên hiểu cái cảm giác đó nó “đáng sợ” như thế nào”.   Không chỉ tạo tính kết nỗi giữa những sinh viên Việt Nam tại Pháp, Lê Cảnh Chi còn gây dựng với hội thanh niên việt kiều tại Pháp (UJVF), tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh của người Việt Nam tại Pháp, tổ chức các hoạt động chung đầy ý nghĩa như Tết, ngày hội nhân đạo, làm báo bèo,… và hội sinh viên Pháp (UNEF) để UEVF có thể hội nhập tốt hơn với xã hội Pháp.   Những nỗ lực của Lê Cảnh Chi đã giúp cho rất nhiều các bạn sinh viên trong đó có tôi, người đang thực hiện cuộc phỏng vấn này đã rút ngắn được thời gian khi hòa nhập ở Pháp cũng như có những sự lựa chọn đúng đắn trong việc chọn con đường đi đúng hướng cho mình ở đất nước hình lục lăng.

Phương Tú

 

read more
pulse crypto price prediction buy cialis or generic tadalafil