Review Category : Cuộc sống

Shopping trên mạng, bạn nên biết

Đi du học, bạn sẽ ít nhất một lần được trải qua cảm giác mua hàng trực tuyến (online) và nếu lần đầu tiên này trót lọt, chắc chắn sẽ có những lần shopping sau đó. Chính vì thế, một vài gạch đầu dòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho “sự nghiệp shopping trên mạng” của bạn.

“Đây là giá thấp nhất” – Đừng tin!

Bất kỳ trang web nào cũng muốn cạnh tranh nhau cái mác “nơi bán hàng giá thấp nhất”, nhưng đó là họ muốn, còn sự thật có đúng như vậy không thì phải đợi bạn đọ giá xong mới rõ. Đừng vội hú hét vì một cái đồng hồ Thụy Sĩ giảm đến 50% trên trang web bán hàng của công ty đó mà vội vàng vào mua ngay. Đi mua hàng ở “ngoài đời”, chẳng phải bạn cũng phải đi khảo giá ở nhiều cửa hàng rồi mới quyết định mua đó thôi. Trên mạng cũng có rất nhiều địa chỉ cho bạn đọ giá, đặc biệt là với sự nở rộ của những trang web bán hàng kín (private-sales), bạn đôi khi sẽ mua được những món hàng hời hơn rất nhiều. Quay trở lại với chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đó, nếu gặp đúng ngày, bạn có thể sẽ mua được nó với giá chỉ bằng 1/3 giá bán thật (như vậy là bạn đã lời được 25% so với giá đã giảm 50% rồi nhé!

Xem ai… click nhanh hơn nào?

Vấn đề ở những trang web bán hàng kín này chính là việc trở thành thành viên. Được phát triển dựa trên tiêu chí hoạt động của những câu lạc bộ đóng kín chỉ dành riêng cho “người của CLB”, những trang web bán hàng này tương tự cũng chỉ dành cho đối tượng khách hàng là khách quen. Khi đã trở thành thành viên rồi, bạn nên vào/ra trang web này để xem xét những mặt hàng đang sales và đặc biệt là mục hàng sắp sales để đón đầu thời điểm mà chương trình giảm giá bắt đầu có hiệu lực. Nếu đã chắc chắn rằng giá ở các trang bán hàng kín là rẻ nhất thì việc của bạn là… xông vào trang web đó mà mua ngay lập tức!

Còn đối với những trang bán hàng bình thường, việc nhanh nhạy trong khâu chọn mua hàng cũng đặc biệt quan trọng. Nếu không nhanh chân, bạn có thể vẫn sẽ chọn được kiểu đồ ưa thích nhưng lại hết size hay hết màu, và ngược lại.

Đọc Kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi trả hàng

Nếu bạn hài lòng với món hàng đã mua, xin chúc mừng! Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy, bởi có nhiều mặt hàng dù mua đúng size của bạn nhưng vẫn quá rộng/chật. Với những trường hợp này, bạn nên trả hàng “không thương tiếc” và đây cũng là quyền lợi rất bình thường của người mua hàng ở các nước phát triển.

Đa số các trang bán hàng online đều cho phép trả đổi lại hàng sau khi nhận hàng mà không vừa ý. Chính vì thế, nếu cảm thấy món hàng không phù hợp với bạn, đừng ngại đổi/trả lại hàng để lấy lại tiền hay chọn màu sắc hoặc kích cỡ phù hợp. Tuy nhiên, bạn phải đọc kĩ yêu cầu về thời gian cũng như các hướng dẫn trả hàng bởi mỗi trang web sẽ có một yêu cầu đổi/trả khác nhau. Có trang web yêu cầu trả lại sau 7 ngày trong khi có trang buộc bạn phải gửi hàng ngay sau 3 ngày chẳng hạn. Khi trả hàng, nếu buộc phải viết tay địa chỉ công ty, bạn nên tìm hiểu thông tin cụ thể của Phòng/Ban chịu trách nhiệm nhận hàng đổi/trả để tránh thất lạc hàng hóa.

Một trong những điều cần nữa lưu ý là không nên cắt bỏ phần nhãn hàng vì nếu không việc trả hàng sẽ không hợp lệ. Thông thường bạn sẽ nhận được một tờ phiếu có nội dung trả hàng, trong đó trang web sẽ yêu cầu bạn điền thông tin về sản phẩm (tại sao lại khiến bạn không vừa lòng), ngày nhận hàng, ngày gửi lại hàng… và bạn sẽ nhận lại tiền mua hàng qua đúng tài khoản ngân hàng bạn đã sử dụng lúc mua. Tùy chế độ đãi ngộ của công ty mà bạn có nhận được chi phí vận chuyển bưu điện hay không. Đối với những trang web uy tín, thông thường bạn sẽ nhận được một tờ phiếu có ghi sẵn địa chỉ người nhận là địa chỉ công ty và được đính sẵn tem, bạn chỉ cần dán tờ phiếu đó bên ngoài bưu phẩm và gửi đi thì sẽ không bị sạc phí vận chuyển lúc trả hàng.

Để hạn chế khả năng phải đổi trả hàng vì không vừa ý chuyện mẫu mã, tốt nhất là bạn nên “copy-paste” (Cắt và dán) đường link để chia sẻ với các chuyên-gia-thời-trang thân cận như mẹ hay cô bạn gái thân để được “quân sư quạt mo”!

Nguồn  Trang Ami Hotcourses.vn

 

read more

Du học và mùa SALE

Đi du học, một trong những thời điểm bạn nên tick dấu đỏ trong sổ tay chính là các đợt giảm giá (sales) lớn trong năm (sắp tới là sales mùa hè) để mua được thật nhiều đồ đẹp dù chỉ có một túi tiền khiêm tốn.

Mùa thứ 5 trong năm

Ở châu Âu, ngoài bốn mùa của trời đất còn có một mùa được chờ mong nhất, đó là mùa sales. Không chỉ có nữ giới mới thiết tha mùa các cửa hàng đồng loạt treo biển giảm giá, bởi các sản phẩm (chủ yếu là áo quần) cho nam giới hay người già, trẻ nhỏ cũng sales hết cỡ.

Mùa giảm giá của người Pháp (soldes) có lẽ là thu hút nhất. Thông thường mùa sales ở đây bắt đầu vào cuối tháng sáu đến tháng 7, có cửa hàng còn ngoan cố kéo dài tới đầu tháng 8. Khi đó, không chỉ có các thương hiệu gần gũi với du học sinh (Zara, H&M, Mango) giảm giá mà ngay cả những hãng lớn như Prada hay Alexander McQueen cũng không chịu đứng ngoài. Mỗi cửa hàng giao kèo một luật sales khác nhau, từ mức độ giảm giá (30-70%) đến chương trình khuyến mãi mua 3 tính tiền 2…

Ở Hà Lan, mùa sales còn trải dài lác đác quanh năm suốt tháng với những chiêu trò níu kéo khách hàng riêng. Mấy ngày nay, các cửa hàng còn treo biển sales nửa mùa để khuấy động tinh thần mùa sales lớn sắp tới vào khoảng tháng 6. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những mùa sales nửa mùa này chỉ có tính vớt vát bởi mẫu mã cũng không thực sự “xuất chúng”.

Tips cho những tín đồ giảm giá

Đơn giản thôi, quy luật quan trọng nhất để đi shopping mùa giảm giá là người đi sớm sẽ mua được đồ đẹp và tốt. Hạnh, chị bạn tôi, luôn dành ra cả một ngày dài chỉ dành để “đi soldes” vào ngày đầu tiên. Theo lời chị ấy, dù có đôi khi phải “cạnh tranh” một chút với những tín đồ hàng giảm giá khác, nhưng bù lại sẽ có nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng và màu sắc hơn.

Có thể các cửa hàng sẽ hạ giá nhiều hơn vào thời gian cuối, nhưng tới khi đó cũng chỉ còn những món đồ ngoại cỡ hoặc quá nhỏ so với số đo của bạn. Tuy nhiên, người Việt mình vì thân hình nhỏ (đa số mặc siaze 34-36) nên thông thường vẫn dễ mua đồ đẹp bởi chúng quá nhỏ so với phom người châu Âu (cỡ 38 trở lên). Tuy nhiên, nếu không có size (kích cỡ) của bạn thì cũng đừng cố quá nhé!

Nếu có ý định du lịch các nước châu Âu hè này, bạn có thể tham khảo bảng thông tin cơ bản về mùa giảm giá hàng tiêu dùng, thực hiện bởi Trung tâm người tiêu dùng châu Âu ở Tây Ban Nha.

Đi mua hàng giảm giá cùng với một cô bạn gái (mẹ/chị) sẽ giúp bạn bớt vung tiền cho những món đồ không cần thiết hơn. Hơn nữa, có một “quân sự quạt mo” chắc chắn sẽ khiến bạn tự tin hơn về những quyết định mang tính “tốn kém” của mình. Không phải cứ mua thật nhiều hàng giảm giá là thông minh đâu nhé!

Nếu bạn đang tính kinh doanh thời trang theo hình thức xách tay, đây là cơ hội “gom” đồ xịn, đẹp với giá cả đôi khi còn rẻ hơn đồ mua ở Việt Nam (một chiếc áo thun chỉ với 2,3 euros – dưới 100k tiền Việt).

Lên danh sách những món cần mua sẽ giúp bạn giảm bớt lượng tiền vung vít dành cho những món không thực sự cần. Tuy nhiên, đôi khi cũng nên “linh động” một chút cho những món đồ quá hời.

Cuối cùng, hãy thử so sánh hình thức giảm giá của các trang web online với ngoài cửa hàng, đôi khi bạn có thể mua được với giá rẻ hơn trên mạng. Trang web áo quần phụ kiện yêu thích nhất của tôi, thường xuyên có những đợt giảm giá lên tới 70%, là ASOS với dịch vụ chuyển hàng miễn phí đến các nước trong hệ thống: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Úc và Mĩ.

Chúc cả nhà một mùa sales năng suất!

Nguồn : Trang Ami hotcourses.vn

read more

Bí quyết mua đồ size nhỏ cho du học sinh

Khi đi du học nước ngoài, sinh viên Việt Nam thường phải đối mặt với việc không tìm được những món đồ có size khiêm tốn. Dưới đây là một số kinh nghiệm của người-trong-cuộc.

Tìm tới gian hàng cho thiếu niên

Các hãng thời trang nước ngoài thường có nhiều dòng hàng cho các độ tuổi, nếu bạn có thân hình thực sự nhỏ bé thì có thể tìm tới những gian hàng cho các em thiếu niên độ tuổi 14-18 của nước ngoài.

Đừng nghĩ độ tuổi này không có nhiều kiểu đẹp. Trên thực tế có rất nhiều mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng y hệt thời trang cho người trưởng thành. Trên báo chí vẫn ra rả các bộ sưu tập cho giới trẻ đó thôi.

Việc mặc đồ cho thiếu niên chắc chắn sẽ giúp bạn khác biệt hẳn so với những cô bạn cùng lớp. Lưu ý là đừng chọn những món đồ quá màu sắc hay kiểu dáng… nhí nhảnh vì không khéo sẽ biến bạn thành trẻ con thật thì toi :D

Mua đồ sales cuối mùa

Kinh nghiệm là vào cuối mùa sales, các cửa hàng thường tung ra nhiều mặt hàng có size hoặc quá lớn hoặc quá nhỏ vì không bán được cho người bản địa. Đây là thời điểm bạn có thể may mắn kiếm được những món đồ phù hợp với thân hình khiêm tốn của mình. Một cái lợi nữa là những mặt hàng này thường sẽ được sales hết cỡ so với những mức giảm giá đầu mùa.

Tất nhiên bạn cũng nên nhìn trước ngó sau và mặc thử để không phải mua trúng những mặt hàng lỗi nhé.

Lùng sục trên Internet

Ở các trang bán hàng chuyên nghiệp trên Internet như Asos, bạn có thể chọn mua hàng theo khổ người (cỡ nhỏ hoặc cỡ lớn). Hãy bám vào những trang này để mua những món hàng phù hợp. Tất nhiên đôi khi sẽ không có nhiều mẫu mã như các size thông thường, nhưng bù lại bạn sẽ được mặc những món đồ có đường cắt cúp đúng độ tuổi và đặc biệt là không sợ hết size.

Mua đồ trái mùa

Cuối cùng, bạn cũng có thể chọn mua đồ trái mùa, tức là vào thời điểm tháng 5 này lại đi tậu áo lạnh chẳng hạn. Đây là cách giúp bạn mua được đồ giá rẻ (vì ít người mua nên giá cả rất cạnh tranh) mà không sợ hết cỡ. Tuy nhiên, các cửa hàng thường ít bán đồ trái mùa nên cách tốt nhất là canh chừng trên các trang web bán hàng kín (ví dụ Vente privée) vốn tung ra các sản phẩm này trong thời gian vài ba ngày ngắn ngủi.

Cuối cùng, mua sắm từ trước khi đi du học cũng là một phương án, phòng trường hợp bạn không thích hợp với phong cách thời trang nước ngoài. Một lưu ý nhỏ cho các bạn nam có thân hình và cỡ chân quá nhỏ là nên đóng giày và may âu phục ở nhà từ trước (vì giày hay âu phục ở châu Âu thường cỡ 40 trở lên, trong khi đó chi phí đặt may riêng thì rất đắt đỏ). Còn tại sao phải nghĩ tới chuyện đóng giày và mua âu phục á? Thì để mặc trong những sự nghiệp trọng đại như đi thực tập, làm báo cáo hay Lễ ra trường chứ sao! Các bạn không tính chuyện tốt nghiệp trước khi đi du học à :P.

Nguồn Trang Ami Hotcourses.vn

read more

Những bất lợi của du học sinh khi về nước làm việc

Được hưởng nền giáo dục tiên tiến và trở về nước với tấm bằng danh giá, du học sinh thường mang kỳ vọng cao khi về nước lập nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều người trở về không tìm được công việc phù hợp với nguyện vọng. Họ thường có xu hướng nhảy việc liên tục hoặc quay trở lại nước ngoài làm việc. Vậy những lý do nào khiến một du học sinh với CV sáng giá không tìm được công việc hợp lý khi trở về Việt Nam?

 

Thiếu hiểu biết về môi trường làm việc tại Việt Nam

Học tập tại tại nước ngoài, du học sinh quen với môi trường làm việc quy củ trong nền kinh tế đã phát triển, do đó khi quay trở lại môi trường làm việc ở Việt Nam, nhiều người không khỏi shock và cảm thấy khó khăn để hòa nhập. Điều này đã đẩy nhà tuyển dụng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ e ngại giao những vị trí cấp cao yêu cầu kinh nghiệm cho du học sinh, đồng thời đắn đo khi quyết định nhận du học sinh vào những vị trí thấp bởi lo sợ mức lương không tương xứng sẽ không giữ chân nhân viên lâu dài.

Chị Cao Phương Hà, tổng giám đốc Street Job từng là cựu du học sinh Havard ngành MBA. Sau 14 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, chị quyết định quay về Việt Nam lập nghiệp. Chị Hà chia sẻ sau khi thử sức công việc ở một công ty truyền thông hơn 2 tháng, chị nhận ra văn hóa quản trị quá khác biệt khiến chị cảm thấy gò bó nên quyết định ra đi. Thậm chí mãi sau này khi đảm nhận vị trí cấp cao ở Street Job, chị vẫn gặp khó khăn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường làm việc. Theo Phương Hà, môi trường làm việc ở nước ngoài, cụ thể là các nước châu Âu có đôi chút khác biệt. Văn hóa công ty phân biệt rạch ròi giữa công việc và đời sống cá nhân trong khi ở Việt Nam, nhân viên chia sẻ với nhau mọi chuyện như người một nhà. Chính điều này đã khiến chị bị đánh giá là “xa cách nhân viên”.

Kì vọng quá cao về công việc khởi điểm

Tấm bằng chuyên ngành, CV rạng ngời và kinh nghiệm thực tập, làm việc tại nước ngoài là những điều khiến du học sinh tự hào. Nhiều du học sinh kỳ vọng cao vào mức lương và vị trí quản lý khi tìm việc trong khi sinh viên tại Việt Nam thực tế hơn và chấp nhận xuất phát điểm thấp.

Lời khuyên của Tuấn Nguyễn, cựu du học sinh Thụy Sĩ ngành quản lý khách sạn cho bạn: Hãy bắt đầu từ vị trí thấp, lắng nghe và học hỏi những người đi trước để hoàn thiện kĩ năng của mình. Bạn không thể trở thành quản lý nhà hàng nếu bạn không hiểu rõ công việc của nhân viên tiếp tân,bồi bàn. Một vị trí thấp sẽ giúp bạn hiểu nhân viên của mình khi trở thành quản lý, đồng thời cho bạn thời gian làm quen và thay đổi phù hợp với môi trường làm việc tại Việt Nam

Bằng cấp quốc tế không phù hợp với công việc

Du học sinh thường nghĩ rằng những kiến thức và kinh nghiệm học được trong sách vở là quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong công việc. Nhưng thực tế không phải vậy.

Anh Hồ Quang Khánh, CEO Cùng mua, cựu du học sinh Canada ngành MBA chia sẻ trên Vietnamnet: thành công đến từ yếu tố con người chứ không phải kiến thức học được khi đi du học. Anh Khánh đã thấy rất nhiều người học xong MBA nhưng không sử dụng được bằng cấp của mình trong ngành quản lý.

Chị Hà, tổng giám đốc Street job chia sẻ từ kinh nghiệm của một du học sinh và một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp: nhiều công ty hiện nay thật sự không quan tân đến việc bạn đến từ đâu khi mới ra trường. Quan trọng là thái độ học hỏi, sự tự tin, kĩ năng tư duy độc lập và kinh nghiệm làm việc. Tốt nghiệp từ một trường danh giá chắc chắn sẽ làm CV của bạn nổi bật nhưng không phải là yếu tố quyết định đến việc nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn bạn.

Kết

Điều quý giá nhất khi học ở nước ngoài là hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế và áp dụng lối suy nghĩ độc lập vào các quyết định quan trọng về quản lý trong tương lai. Ngoài ra bạn cũng học được sự tự tin, dám nghĩ dám làm và có cơ hội sử dụng môi trường du học như một bước đệm để tìm công việc hợp với mình. Vì vậy đừng vội vàng kiếm một công việc lương cao. Hãy làm những việc dù nhỏ nhưng giúp bạn phát triển và tiến gần hơn đến mục tiêu dài hạn của mình.

Nguồn: Tổng hợp

 

read more

Những ngày đầu tiên du học

Đó là những tối khóc ước gối vì cú sốc nhớ gia đình, nhớ những con đường quen chân, nhớ những mùi hương trong vườn nhà, nhớ cả một ai đó đã luôn online sáng đèn, chờ nghe những tỉ tê của buổi đầu du học.

Đó là lần đầu tiên biết tiếc tiền, quyết định giặt đồ bằng tay thay vì đi tiệm giặt công cộng. Vừa đứng lên ngồi xuống giặt đồ, vắt đồ khô, vừa tự nhủ đó là cách tốt nhất để giảm eo mà không cần phải chi cho việc đi tập thể dục hay các khóa thẩm mỹ.

Đó là ngày đầu tiên đi tàu điện ngầm, nhìn màu sắc và cách trang trí tường như… động 18 tầng địa ngục trong Suối Tiên. Đã phải mất mấy ngày mới thích nghi được với các phương tiện công cộng vì lí do say xe, nhưng rồi sau đó lại thấy mình may mắn vì được sống ở Lyon, thành phố có hệ thống metro hiện đại nhất nước Pháp.

Đó là lần đầu tiên biết kết bạn với những người bạn đến từ các nước nghe lạ hoắc. Lần đầu tiên thấy một anh chàng mặc váy và kị gặp con gái khi ra khỏi phòng vào buổi sáng. Lần đầu tiên thấy một anh chàng bỏ cả vô-lăng đang lái để lạy chào vì tưởng mình là con gái Thái. Lần đầu tiên biết thế nào là được một người khác phái ga-lăng đẩy cửa và đứng chờ mình bước vào, dù khi đó còn cách cánh cửa tận 10 mét…

Đó là ngày đầu tiên đi học. Nhìn sinh viên kín cả giảng đường, nhưng số lượng nữ gấp 5, 6 lần số lượng nam, và hầu hết là sinh viên Pháp, châu Á nhìn mãi mới có 3-4 người. Hỏi cô bạn, ừ thông thường khoa Truyền thông năm nào cũng vậy, hầu hết là nữ đó. Ồ, mình nghĩ, lại giống hồi mình học ở Ngoại thương! (Mai Anh, sinh viên khoa Info-com, Đại học Paris 8, Pháp)

Đó là lần đầu tiên biết đạp xe miệt mài và quyết tâm phải mang được cả xe cả người về nhà, dù gió biển Bắc ngả nghiêng bắt nạt, biết cười toe khi được một ai đó nhắc chừng cái chân chống xe lỏng lẻo, biết chuẩn bị mũ mão, áo mưa khi ra đường, biết xót ruột khi xe xẹp lốp, lỏng phanh cần bàn tay anh thợ sửa xe, biết thương hơn những vòng quay xe đạp của mẹ đã chở minh qua biết mấy con đường thuở bé dại.

Đó là lần đầu tiên biết đưa má cho một anh chàng cao kều cúi xuống hôn chào mà không xấu hổ hay bị một ai đó dòm ngó, chỉ trỏ. Đó là lần đầu tiên được mặc tất cả những gì mình muốn đến trường mà không sợ bị ngó nghiêng, bàn tán.

Đó là ngày đầu tiền đặt chân tới Boston và cảm nhận được cái rét của nước Mỹ khi mới chỉ cuối tháng 11, nhưng lại không thể kiếm được ông tài xế cũng như số điện thoại liên lạc về trường. Đó là ngày tự mò mẫm đi xe bus và subway nhưng đêm hôm khuya khoắt lại không thể kiếm được đường về nhà vì nhà host vẽ sai bản đồ. Nhưng đó cũng là lần đầu tiên biết thế nào là đi trên những con đường xa lạ, và đi tới đích. (Lâm Gia Linh, MCPHS University, Boston, Hoa Kỳ).

Nguồn : Hotcourse.vn

read more

Lên đường du học với một cơ thể khỏe mạnh

Trước khi đi du học, bạn cần quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của mình. Những việc như khám sức khỏe tổng quát, cạo vôi răng, đi khám mắt là những công việc cần thiết nhất.

Khám sức khỏe tổng quát

Hầu như ai trước khi đi du học cũng đều phải đi khám sức khỏe để bổ túc cho hồ sơ của mình. Tuy nhiên, công việc này đôi khi được xem là một hình thức chiếu lệ, làm cho có, chứ không được thực hiện một cách bài bản.

Chúng tôi khuyên bạn hãy nên đi khám sức khỏe tổng quát sớm, phòng trường hợp tìm ra bệnh vẫn sẽ có một khoảng thời gian cho việc điều trị.

Khám tổng quát thường có ba mục chính là:

1. Khám lâm sàng (khám mắt, khám nội đa khoa, khám tai mũi họng, khám răng, kiểm tra huyết áp, khám phụ khoa/khám vú)

2. Xét nghiệm (công thức máu toàn phần, xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm bệnh Gút (Axit Uric), đường huyết lúc đói, xét nghiệm viêm gan, tổng phân tích nước tiểu và xét nghiệm phiếu đồ ung thư cổ tử cung (nữ)

3. Chẩn đoán hình ảnh (chụp tim phổi, siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ, siêu âm tử cung, siêu âm vú, siêu âm tiến liệt tuyến)

Ở các bệnh viện công lớn thường có lượng khám bệnh quá tải nên bạn có thể tìm đến các bệnh viện tư có dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, hoặc các phòng khám tư. Hãy tận dụng cơ hội này để hỏi han các bác sĩ về những triệu chứng mà bạn cho là bất thường của cơ thể, hoặc đơn giản là xin bác sĩ các lời khuyên hữu ích cho việc tự chăm sóc sức khỏe ở nước ngoài.

Cạo vôi răng

Người Việt Nam thường chỉ tìm đến nha sĩ khi bị đau, cần nhổ răng. Tuy nhiên, đã đến lúc bạn nên quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng nhằm đề phòng các chứng bệnh liên quan và tránh lãng phí tiền bạc, đau đớn sau này.

Việc loại bỏ vôi răng là một trong những phương pháp vệ sinh răng và phòng bệnh hữu hiệu nhất. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh được nguy cơ bị chảy máu răng, viêm nướu cũng như phòng ngừa việc mất răng và tiêu xương.

Có nhiều bạn sẽ thắc mắc là tại sao phải vệ sinh vôi răng trong khi họ đã đánh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn và đang sở hữu một hàm răng trắng đều. Xin thưa đó chỉ là bề nổi mà thôi. Dù bạn có đánh răng 2, 3 lần mỗi ngày thì những mảnh vụn thức ăn vẫn còn sót lại. Cùng với vi khuẩn, những mảng bám dính lại trên răng, sau một thời gian tồn tại trong môi trường nước miếng sẽ tạo thành vôi răng, bám đầy ở các kẽ răng, thậm chí là dưới nướu nên bạn sẽ không nhìn thấy bằng mắt thường được.

Việc lấy vôi răng ngày nay không còn đau đớn như trước kia nữa vì được thực hiện bằng máy siêu âm, dùng độ rung để làm bong tróc mảng bám, nên bạn không nên quá lo sợ.

Lưu ý là việc lấy vôi răng sẽ phải được thực hiện định kỳ (khoảng 3-6 tháng giữa hai lần lấy vôi) nên bạn cần tìm hiểu về các vấn đề như quyền lợi bảo hiểm hay chọn nha sĩ để đảm bảo cho việc thăm khám được tiếp tục ở nước ngoài.

Tìm hiểu về việc chăm sóc sức khỏe

Đi du học ở nước ngoài đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải một mình xoay xở với những vấn đề về sức khỏe của bản thân. Không nói đến những tình huống khẩn cấp cần phải gọi xe cấp cứu, thì những khi bị đứt tay, đau bụng, cảm cúm, nhức mỏi, bỏng, giật điện… hay những tình huống gặp người bị nạn giữa đường, bạn sẽ phải biết cách chăm sóc cho mình và người khác. Cho nên, cách tốt nhất là hãy “giắt túi” một ít vốn liếng sơ cứu và cách sử dụng các loại thuốc thông thường trước khi lên đường.

Cuối cùng, bạn có thể tìm đến những người thân làm trong lĩnh vực Y Dược để xin lời khuyên, lên mạng tham khảo thông tin, đọc sách, hay bài bản nhất là tham gia một khóa học sơ cứu thường được tổ chức bởi các Câu lạc bộ kĩ năng sống.

Nguồn : Trang Ami Hotcourse.vn

read more

Chai nước, vật bất ly thân của sinh viên nước ngoài

Sinh viên nước ngoài, đặc biệt là các bạn nữ, thường xuyên đến lớp với một chai nước lọc. Công dụng của nước lọc đối với sức khỏe là điều không phải bàn cãi rồi, nhưng còn những lí do ẩn khuất nào không nhỉ?

Công dụng tuyệt đối của nước

Tất nhiên các bạn ấy mang theo nước là để uống rồi! Mỗi cơ thể người chứa đến 60-70% là nước và hàng ngày chúng ta mất khoảng 1,5 lít nước qua việc đổ mồ hôi do hoạt động và đặc biệt là cho việc bài tiết, thế nên tiếp nước là một việc rất cần thiết.

Có lẽ bạn đã 1000 lần được nghe về vai trò thiết yếu của nước với cơ thể, nhưng  chắc vẫn sẽ không thừa nếu nhắc lại lần thứ… 1001. Này nhé, nước tham gia vào quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy nuôi các tế bào, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, giúp loại bỏ chất thải, giúp cho các khớp xương cử động được trơn tru, giúp bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể, giúp phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tiêm…. và nhiều những ích lợi khác nữa.

Những lí do khác

Ở một số nước tiên tiến, nước có thể trực tiếp uống từ vòi mà không cần đun nấu, và điều này có ý nghĩa rất lớn với hầu bao sinh viên. Vì thế, bạn có thể nhìn thấy họ uống nước như một cách để làm đầy dạ dày mỗi khi đói bụng mà lại hết tiền xu. Việc uống nước cũng sẽ kìm hãm sự thèm muốn của họ mỗi khi đứng trước các máy bán nước hay máy pha café chẳng hạn. Một khi đã sở hữu một cái bụng được lấp đầy (dù chỉ toàn nước), nguy cơ buồn miệng và thèm thuồng những món ăn vặt vì thế cũng giảm tới mức đáng kể.

Tại một số trường học, chai nước cũng là thứ duy nhất bạn được mang vào phòng (thư viện, hội trường, lớp học…) vì đồ ăn thường bám mùi nên không được đem vào lớp học. Với những bài giảng lê thê hay vào các kì thi kéo dài nhiều giờ đồng hồ, nước khi đó vô cùng cần thiết để giúp bạn tỉnh táo.

Còn một công dụng cũng rất hữu hiệu của nước nữa, đó là để rửa mặt. Tuy nhiên hành động này chỉ thường sử dụng vào những ngày nắng ấm, khi họ chơi thể thao hay đi picnic ở những nơi không có vòi nước.

Mẹo vặt giúp uống nước hiệu quả

Đừng chỉ đợi đến lúc khô miệng hay khác nước mới rờ tới chai nước, vì đấy có thể là dấu hiệu của sự ráo nước (dehydration). Đặc biệt khi du học tại các nước có khi hậu khô bạn sẽ cảm thấy không những khô miệng mà môi, tay chân cũng “khô” đáng kể so với ở nhà. Nhất là các bạn nữ, sẽ không thể có một làn da “láng mịn” nếu không bổ sung độ ẩm một cách thường xuyên.

Lý tưởng nhất là uống một ly nước vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, lúc 10 giờ sáng, trước khi ăn trưa, thời điểm buổi lỡ 4 giờ chiều, trước khi ăn tối và trước khi đi ngủ.

Một khi cơ thể “kêu gào” khát nước, bạn không nên nốc hết một ly mà chỉ nên uống từng ngụm cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu.

Có thể ăn những món mằn mặn để kích thích việc thèm uống nước

Khi trời nóng, có thể ăn đá cục thay vì uống nước, nhưng không nên nhai để tránh tổn hại răng

Nếu không thích sự lạt lẽo của nước, bạn có thể nhỏ vào chai nước vài giọt chanh cho thơm. Nếu không, uống nước bằng ống hút cũng sẽ giúp nước chạy thẳng vào cuống họng và hạn chế việc cảm nhận hương vị lạt lẽo của nước.

Nên ăn nhiều trái cây như chuối, táo, cà chua, dưa hấu… vì đây là những loại trái cây chứa nhiều nước

Và cuối cùng, luôn kè kè bên mình một chai nước như cách làm của sinh viên nước ngoài để khỏi lãng quên người bạn thân cận này!

Nguồn : Trang Ami (www.hotcourses.vn)

read more

Giấy tờ xung quanh việc chung sống : PACS (Pacte civil de solidarité )

Về mặt nguyên tắc thì PACS la một hợp đồng. Bản hợp đồng này được thực hiện giữa hai người mong muốn tổ chức một cuộc sống chung.

Về mặt nguyên tắc thì PACS là một hợp đồng. Bản hợp đồng này được thực hiện giữa hai người mong muốn tổ chức một cuộc sống chung. Hai người phải là người lớn (majeures), thuộc hai giới tính khác nhau hoặc là cùng giới tính. Không tồn tại một PACS cho nhiều hơn 2 người. Hai người làm PACS phải sống cùng nhau (disposer d’une résidence commune).

PACS không giới hạn về quốc tịch của bạn.

PACS không được thực hiện giữa nhưng ngừoi thuộc vào các mối quan hệ sau đây :

+  huyết thống 1 đời, ( cha và con, mẹ và con, anh chị em ruột , ….)

+  huyết thống 2 đời, ( chú và cháu ruột , cô và cháu ruột ….)

+ các quan hệ như : mẹ vợ và con rể, bố chồng và con dâu, … PACS không được thực hiện nếu 1 trong hai người đã có statut marié(e) hoặc đã pacser với 1 người thứ 3. Địa điểm làm PACS : Nếu hai người ở Pháp thì làm ở địa phuơng nơi hai người có residence commune. Hai người phải đến trình diện trực tiếp, không cử người thay thế hay đại diện được. Phải trình convention PACS, hai người có thể tự viết theo mẫu sẵn hoăc thuê notaire viết.

Những giấy tờ cần nộp :

+Convention PACS (1 cái chung cho 2 người)

+Bản copy của giấy chưng minh thư ví dụ như : chứng minh thư của người Pháp, hộ chiếu, …

+Bản copy của giấy khai sinh (3 tháng đối với người Pháp và 6 tháng đối với người nước ngoài)

+Bản tự viết về mối quan hệ giữa hai người không vi phạm vào điều khoản của PACS

+ Bản tự viết về địa chỉ nơi chung sống của hai người Ngoài ra, tùy thuộc vào hoàn cảnh của người muốn PACS (đã ly dị, đã từng có PACS khác trước đó ,….) cần phải nộp thêm cá giấy tờ chứng minh là hiện tại không còn giàn buộc gì

Một số quyền lợi của người có PACS :

+ Được giảm thuế.

+ Thuận lợi hơn cho việc xin titre de séjour đối vời người nước ngoài khi pacser với người Pháp , tuy nhiên PACS không có nghĩa là được titre de séjour một cách tự động.

+ Nếu hợp đồng thuê nhà đứng tên 1 người mà người này gặp rủi ro (bị chết hoặc tai nại) thì người còn lại vẫn được tiếp tục ở tại residence commune đó.

 

Bạn có thể tham khảo chi tiết tại : http://vosdroits.service-public.fr/F1026.xhtml hoặc http://www.le-pacs.fr/

read more

Gửi quà từ nước ngoài về Việt Nam có phải đóng thuế hay không ?

Công ty Luật TNHH Minh Tín trả lời Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 13/08/2009 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu về xét miễn thuế thì “Hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại được xét miễn thuế trong định mức”. Hiện nay, Nghị định 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 nhưng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa ban hành văn bản mới hướng dẫn cụ thể về định mức quà biếu, quà tặng được miễn thuế.
Thực tế, Cơ quan Hải quan vẫn áp dụng quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, điểm b khoản 4 Điều 104 Thông tư số 79/2009/TT-BTC quy định cụ thể: “Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá một triệu đồng, hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt.” Tuy nhiên, thông tư này cũng quy định một số trường hợp giá trị quà biếu, quà tặng vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế nhưng không phải nộp thuế đối với phần vượt nếu thuộc trường hợp được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng dưới đây:

1. Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này đơn vị phải ghi tăng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, trị giá lô hàng quà biếu, quà tặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng chế độ hiện hành về quản lý tài sản cơ quan từ kinh phí ngân sách cấp phát;

2. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học; 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương. Như vậy, đối chiếu với các quy đinh nêu trên, nếu giá trị quà tặng của bạn gửi cho vợ con không vượt quá một triệu đồng, hoặc vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng thì được miễn thuế. Trân trọng! Công ty Luật TNHH Minh Tín, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

(Bài sưu tầm trên vnexpress.net)

read more

Liên quan việc đổi statut và gia hạn titre de séjour salarié

Bài viết này cung cấp thông tin cho các bạn quan tâm đến việc chuyển đổi statut sang salarié hoặc có titre salarié, nêu ra các yếu tố quan trọng giải thích tại sao nhiều bạn bị từ chối đổi statut sang salarié và cung cấp những kinh nghiệm, lời khuyên trong việc đổi statut sang salarié.

Voilà, sau một thời gian 2 năm sau khi tốt nghiệp, bản thân người viết trải qua thành công một quá trình không ngắn để có được titre salarié “ổn định” : tìm việc, changement de statut, đổi việc, và cả renouvellement du premier titre salarié, rồi phải…làm lại changement de statut lần 2!. Sau đó có đọc trên một số diễn đàn thì thấy nhiều bạn hiểu lơ mơ, chỉ nghe truyền miệng và  hầu hết là có thông tin không chính xác. Vì thế, tác giả viết bài này tổng hợp lại các thông tin quan trọng liên quan, với mong muốn giúp các bạn có được thông tin thực tế và chính xác. Thủ tục cụ thể của changement de statut như thế nào, các bạn đọc thêm bài http://vanhoaphap.com/?p=1240
Nếu các bạn cần giải đáp vấn đề gì liên quan, xin mời gửi câu hỏi trong phần Bình luận của bài viết.

I. Période d’essai CDI et Renouvellement de titre de séjour salarié

Bạn được một công ty tại Pháp nhận vào làm việc với một hợp đồng CDI sau những năm tháng học hành vất vả và cần phải đổi statut sang salarié (changement de statut) mới được bắt đầu công việc. OK, bạn đổi statut và đi làm, nhưng nếu không may một trong những tin xấu rơi trúng đầu : công ty bị phá sản, bạn không qua khỏi giai đoạn thử việc, hay đơn giản là muốn nhảy việc vì có chỗ khác “ngon” hơn? Lúc này mọi thứ sẽ như tơ vò nếu bạn chưa biết các điều sau:

  • Người có titre salarié năm đầu tiên bắt buộc phải ở lại công ty nơi đã trả tiền đổi titre trong vòng 12 tháng đầu tiên kể từ ngày được tuyển dụng (là ngày ghi trên hợp đồng, không phải ngày bắt đầu có titre salarié).
  • Nếu salarié xin nghỉ việc trong vòng 12 tháng đầu này và đi làm ở công ty khác, việc gia hạn titre salarié (khi titre năm đầu tiên hết hạn) sẽ bị từ chối. Salarié có 2 tháng kể từ ngày nhận được quyết định từ chối để cứu vãn (recours). Nếu các recours thất bại (có mấy loại recours) thì người liên quan không còn được phép ở lại lãnh thổ Pháp.
  • Tuy nhiên, nếu bạn không đi khỏi công ty một cách tự nguyện mà là bị công ty cho nghỉ việc, thì sau khi bạn tìm được việc mới, bạn sẽ có quyền gia hạn titre. Trong trường hợp này, préfecture sẽ yêu cầu bạn tiến hành lại từ đầu thủ tục đổi statut, nghĩa là phải làm lại hồ sơ xin giấy phép lao động (autorisation de travail). Lúc này, nếu việc ở công ty mới tương đương việc ở công ty cũ, nghĩa là cùng lĩnh vực, lương tương đương, thì việc bạn sẽ có titre salarié mới là điều không phải lo lắng.
  • Khi một công ty muốn cho salarié nghỉ việc trong thời gian thử việc (période d’essai), họ phải báo trước cho salarié bằng văn bản (préavis) theo thời gian salarié đã có mặt:
  1. salarié đã làm dưới 8 ngày : préavis 24h
  2. salarié đã làm dưới 1 tháng : préavis 48h
  3. salarié đã làm dưới 3 tháng : préavis 2 tuần
  4. salarié đã làm trên 3 tháng : préavis 1 tháng
Chú ý là giai đoạn thử việc sẽ bị kéo dài thêm 1 số ngày tương đương với số ngày bạn nghỉ phép hay nghỉ ốm, kéo theo thời hạn préavis có thể bị đẩy lùi theo. Nếu công ty không đảm bảo thời gian préavis đã nêu, salarié có quyền từ chối và tiếp tục làm việc.
  • Vẫn trong trường hợp công ty cho salarié nghỉ việc, nhưng đến lúc hết titre (đến lúc phải gia hạn) mà salarié này vẫn chưa tìm được việc mới, thì titre salarié này sẽ vẫn được gia hạn thêm 12 tháng để tìm việc. Từ lúc nghỉ việc, salarié sẽ được quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp (người mất việc phải lên sitewww.pole-emploi.fr để khai báo và tiến hành thủ tục xin trợ cấp, tất nhiên nếu salarié tự nguyện nghỉ việc thì sẽ không được hưởng trợ cấp này).

II. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đổi status từ étudiant hay scientifique sang salarié

  • Contrat : đây là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại, nếu có CDI thì việc chuyển statut mới đảm bảo, tuy nhiên cũng có trường hợp rất hiếm CDD cũng đổi được, nhưng nhắc lại là : hiếm. Vì thế nếu bạn có ý định làm việc và sống tại Pháp lâu dài thì phải có yếu tố khởi điểm là CDI.
  • Bằng cấp và profile : nếu bạn có bằng cấp ít nhất là Master thì đó là 1 yếu tố được ưu tiên và dễ dàng hơn khi chuyển statut. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, nhưng cũng không có nghĩa là có bằng master là chắc chắn sẽ chuyển được statut vì còn có các yếu tố khác được liệt kê tiếp sau đây. Khi đổi statut étudiant sang salarié lần đầu, người viết bài này cùng làm 1 lần với 1 đồng nghiệp người Algérie, kết quả là đổi thành công nhưng đồng nghiệp bị từ chối titre salarié. Cùng một công việc, mức lương tương đương, nhưng sự khác nhau là profile. Khi xét hồ sơ đổi statut, prefecture và Direction de travail xét khá kỹ profile của người xin, cho nên tôi khuyên các bạn ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được yêu cầu, còn phải chuẩn bị CV thật chu đáo, thậm chí còn đầy đủ, chi tiết hơn cả phiên bản dùng đi xin việc, trong đó thể hiện được các công việc (trong ngành, dù ngắn hay dài hạn), các projet đã thực hiện ở trường, và các compétences (dù biết chỉ 1 chút cũng liệt kê). Để biết thêm cách trình bày CV, các bạn tìm đọc thêm trên NNB bài viết chuyên về chủ đề này. Ngoài ra, một lettre de motivation kèm theo hồ sơ, trong đó nhấn mạnh sự phù hợp giữa công việc và études, nhấn mạnh sự cần thiết của việc bạn có mặt trong công ty nơi tuyển dụng.
  •  Công việc phải phù hợp với ngành học. Nếu làm trái ngành, ví dụ như học Informatique mà làm về Marketing thì gần như chắc chắn titre bị từ chối.
  • Mức lương theo quy định phải ít nhất bằng 1.5 lần SMIC. Theo người viết tìm hiểu, đã có nhiều bạn bị từ chối đổi statut vì yếu tố này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp Direction de Travail của vùng châm chước, thì vẫn có bạn có cơ hội đổi được statut dù lương thấp hơn mức quy định. Đó là những trường hợp lương phù hợp với vị trí và trung bình của ngành, khi nộp hồ sơ cần giải thích rõ trong lettre de motivation điều đó. Kể từ ngày 1/1/2013, SMIC là 1430,22 euros bruts mensuels, như vậy để chắc chắn không bị từ chối đổi statut, tốt nhất là (tất nhiên là nếu trong khả năng) có được mức lương1430,22*1,5 = 2145,33 euros bruts mensuels (25.743,96 euros bruts annuels).
  • Tuỳ ngành học mà việc chuyển đổi statut dễ hay khó, nếu ngành nào thuộc diện “hot” ở Pháp, ví dụ như các ngành liên quan kinh tế, thì khả năng bị từ chối titre khá cao do mức độ cạnh tranh lớn, dù bạn có đầy đủ các yếu tố khác theo quy định (việc phù hợp với études, lương cao…). Điều này được quy định trong luật nên khi bị từ chối đổi status nhiều bạn không hiểu tại sao. Theo Ministère d’Intérieur, sau đây là danh sách 14 métiers mở, nghĩa là các ngành cho phép dễ dàng người ngoài khối EU vào làm việc, theo arrêté du 11 août 2011 :
  1. Cadre de l’audit et contrôle comptable
  2. Conduite d’équipement de fabrication de l’ameublement et du bois
  3. Conception et dessin produits mécaniques
  4. Inspection de conformité
  5. Dessin BTP
  6. Marchandisage
  7. Ingénieur production et exploitation des systèmes d’information
  8. Conduite d’équipement de transformation du verre
  9. Téléconseil et télévente
  10. Pilotage d’unité élémentaire de production mécanique
  11. Conception et dessin de produits électriques et électroniques
  12. Intervention technique en méthodes et industrialisation
  13. Conduite d’équipement de production chimique et pharmaceutique
  14. Intervention technique en ameublement et bois

Cập nhật : từ ngày 18/01/2013, danh sách 14 ngành bị huỷ bỏ, nghĩa là không còn hạn chế với người nước ngoài khi đổi statut.(http://vosdroits.service-public.fr/F3100.xhtml)

  • Các yếu tố khác ít quan trọng hơn : khi bắt đầu đổi statut thì titre cũ phải chưa hết hạn; có nơi cư trú (không phân biệt attestation d’hébergement hay là locataire); công ty nơi tuyển dụng phải tuân thủ luật định (khai báo người lao động, đóng bảo hiểm đầy đủ…)

III. Làm gì khi việc đổi statut sang salarié bị từ chối?

(NNB: bài viết sẽ được cập nhật thường xuyên)

Tham khảo :

  • Changement de statut de l’étudiant en salarié : http://vosdroits.service-public.fr/F2229.xhtml
  • Période d’essai : http://travail-emploi.gouv.fr/informations-pratiques,89/fiches-pratiques,91/contrats,109/la-periode-d-essai,977.html
  • Renouvelement de titre de séjour salarié : http://vosdroits.service-public.fr/F2733.xhtml
  • Revalorisation du SMIC 2013 : http://travail-emploi.gouv.fr/actualite-presse,42/communiques,2138/revalorisation-du-smic-au-1er,15742.html

Nguồn http://nhungnguoiban.org/

read more