Mời các bạn tải Sổ tay du học Pháp 2014 do Hội sinh viên Viên Nam tại Pháp chủ biên tại link sau
Mời các bạn tải Sổ tay du học Pháp 2014 do Hội sinh viên Viên Nam tại Pháp chủ biên tại link sau
Bạn đang chuẩn bị hành trang sang Pháp du học vào khai giảng năm học này
Hay bạn đang có dự định du học Pháp và bạn muốn tìm hiểu thông tin ?
Diễn đàn du học Pháp 2014 – Lần thứ 9, Do Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp và Campus France thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức được tổ chức dành cho bạn !
Diễn đàn nhằm mục đích mang đến toàn cảnh du học Pháp từ góc nhìn của các sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Pháp. Nhân dịp nghỉ hè, họ trở về Việt Nam và chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm của chính mình về cuộc sống sinh viên tại Pháp, đồng thời cũng là dịp để giao lưu và giải đáp mọi băn khoăn của các bạn du học sinh tương lai.
Diễn đàn sẽ diễn ra :
Các hội thảo xung quanh các vấn đề về thủ tục hành chính, nhà ở, việc làm, cuộc sống sinh viên cùng với các bàn thông tin sẽ giúp bạn chuẩn bị một cách tốt nhất chuyến du học của mình.
Diễn đàn mở cửa vào tự do
Job Étudiant- Auxiliaire de vacances-Participation au développement du partenariat LCL-UEVF H/F
Entreprise
Filiale du groupe Crédit Agricole, Le Crédit Lyonnais (LCL) est une banque française à niveau national exclusivement dédiée à la banque de détail sur le marché des Particuliers, des Professionnels et des Entreprises. LCL est organisé en trois réseaux pour des segments de clientèle distincts.
Mission
Au cours de ce projet, vous travaillerez au sein de l’agence LCL Paris Port-Royal – partenaire de l’UEVF et serez en charge de mettre en œuvre une stratégie de développement commercial en vue de développer et fidéliser un réseau de jeunes clients.
Au sein de l’agence Paris Port-Royal, vous serez encadré(e) par le Directeur d’agence. Au fur et à mesure de votre progression, vous serez amené(e) à participer aux activités suivantes:
Vos missions :
– Lancement des offres du programme et démarches commerciales par téléphone ou à travers des réseaux sociaux ;
– Études de satisfaction des clients LCL-UEVF de l’année 2013
– Prise de RDV pour des ouvertures de compte et assistance aux ouvertures de compte;
– Conseil et accompagnement des clients dans les services bancaires;
– Mise à jour de la liste des comptes ouverts et service Relations Clientèle ;
– Participation aux préparatifs de la conférence «Étudier en France 2014 », «Journée d’accueil» dans le cadre du partenariat LCL- UEVF.
Notre objectif est de vous rendre plus compétent afin que vouspuissiez prendre des responsabilités et intervenir en touteautonomie sur votre portefeuille clients/étudiants.
Qualités exigées
Vous disposez d’un tempérament commercial et vous épanouissez dans un environnement où les sens relationnel, rédactionnel et d’expression constituent des valeurs primordiales. Une bonne résistance au stress et l’esprit d’équipe seront des plus pour le poste.
Profil recherché
Pour mener à bien cette mission, il est souhaitable que vous
ayez un niveau d’études en Marketing/Banque ou équivalent. Le permis voiture n’est pas indispensable.
Durée
2 mois (15-30 juillet, 1-30 Septembre, 1-15 Octobre 2014)
Rémunération
Plus de 1000 EUR /mois, ticket resto + 50% transport
CV + LM au [email protected]avant le 10 juin 2014
(Dân trí) – Năm hết Tết đến cũng là dịp để những người con xa nhà tụ họp tiễn đưa năm cũ, nâng cốc đón mừng một mùa Xuân mới và cùng nhau hướng về quê hương Việt Nam thân yêu.
Nối tiếp thành công của Tết Xây Dựng 2013, đêm hội mừng Xuân Giáp Ngọ – Tết Xây Dựng 2014 đã diễn ra tại thủ đô Paris tối mồng 3 Tết vừa qua, hòa chung vào không khí nhộn nhịp đón Xuân của các bạn du học sinh Việt Nam trên khắp mọi miền nước Pháp.
Giữ truyền thống gần đến Tết Nguyên Đán là chuẩn bị gói bánh chưng, trước ngày tổ chức Tết, các bạn du học sinh đã tụ họp tự tay đóng khuôn bánh, ngâm gạo, đãi đỗ, gói bánh và quây quần cùng trông nồi bánh với cảm giác háo hức đợi chờ sản phẩm là những chiếc bánh chưng do tự tay mình làm ra.
Chương trình văn nghệ Chào Xuân năm nay rất phong phú bao gồm nhiều tiết mục ca nhạc của các bạn cựu SV ĐH XD và dàn ca sĩ khách mời đã khẳng định tên tuổi trong giới du học sinh tại Paris. Nhiều tiết mục đặc sắc cây nhà lá vườn như múa lân, biểu diễn thời trang áo dài, múa nón lá, đố vui… đã được các bạn trong BTC dành thời gian, công sức lên kế hoạch tập luyện, đạo diễn chương trình 1 cách bài bản.
Dịp đầu năm mới, các bạn sinh viên còn nhận được những lời chúc mừng, động viên qua video chúc Tết của các thầy cô trường ĐH XD, là khoảnh khắc nhớ về mái trường đã từng gắn bó với nhiều kỉ niệm 1 thời sinh viên.
Khi nói đến nét văn hóa Việt, không thể không nhắc đến tà áo dài truyền thống. Dù đi đâu, ở đâu, vẫn thấy tà áo dài thật thân quen. “Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó…”. Màn biểu diễn thời trang áo dài và màn múa nón trong tà áo dài trắng tinh khôi đã mang chút hương sắc truyền thống vào Tết XD 2014.
Tết năm nay như rộn ràng hơn với tiết mục múa lân của 4 chàng trai kỹ sư Xây dựng trên đất Pháp trong sự cổ vũ nhiệt liệt của khán giả. Buffet tiệc đứng với những món ăn truyền thống: nem, nộm, giò tai, bánh chưng…mang lại hương vị Tết góp phần làm nguôi bớt nỗi nhớ nhà.
Tết cũng không thể thiếu màn lì xì cho các em nhỏ, trong số đó có không ít bé là thế hệ F1 của các anh chị cựu SV ĐH XD hiện đang công tác tại Pháp. Trò chơi miêu tả con vật qua hành động, với phần thắng thuộc về đội áo dài.
Năm nay có những bạn là Tết đầu tiên đi xa nhà, có những bạn đã qua nhiều cái Tết không được quây quần bên người thân nhưng mọi người đều cảm nhận được không khí Tết ấm áp bên bạn bè.
Bạn Hoàng Mạnh Hiếu, trưởng BTC Tết XD năm nay chia sẻ: “Tuy không được đón Tết cùng với gia đình, những qua chương trình Tết Xây dựng và những người bạn, bọn mình cũng đã cảm nhận được phần nào không khí Tết cổ truyền đầm ấm tại Việt Nam.
Cũng giống như những năm trước, năm nay không chỉ có sự tham gia của đông đảo anh chị em là cựu sinh viên trường ĐH Xây dựng mà còn sự giúp đỡ, tham gia nhiệt tình của bạn bè ở các trường khác, qua đó tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các anh chị em và xoa vợi nỗi nhớ nhà trong những ngày đầu năm mới”.
Tết XD 2014 khép lại trong tiếng nhạc mừng Xuân rộn rã, với lời cầu chúc của các bạn du học sinh cho 1 năm mới với nhiều hi vọng và khởi đầu mới.
Nguyễn Thúy Ngọc
DHS tại Pháp
Job Étudiant- Auxiliaire de vacances-Participation au développement du partenariat LCL-UEVF H/F
Entreprise
Filiale du groupe Crédit Agricole, Le Crédit Lyonnais (LCL) est une banque française à niveau national exclusivement dédiée à la banque de détail sur le marché des Particuliers, des Professionnels et des Entreprises. LCL est organisé en trois réseaux pour des segments de clientèle distincts.
Mission
Au cours de ce projet, vous travaillerez au sein de l’agence LCL Paris Port-Royal – partenaire de l’UEVF et serez en charge de mettre en œuvre une stratégie de développement commercial en vue de développer et fidéliser un réseau de jeunes clients.
Au sein de l’agence Paris Port-Royal, vous serez encadré(e) par le Directeur d’agence. Au fur et à mesure de votre progression, vous serez amené(e) à participer aux activités suivantes:
Vos missions :
– Lancement des offres du programme et démarches commerciales par téléphone ou à travers des réseaux sociaux ;
– Études de satisfaction des clients LCL-UEVF de l’année 2013
– Prise de RDV pour des ouvertures de compte et assistance aux ouvertures de compte;
– Conseil et accompagnement des clients dans les services bancaires;
– Mise à jour de la liste des comptes ouverts et service Relations Clientèle ;
– Participation aux préparatifs de la conférence «Étudier en France 2014 », «Journée d’accueil» dans le cadre du partenariat LCL- UEVF.
Notre objectif est de vous rendre plus compétent afin que vouspuissiez prendre des responsabilités et intervenir en touteautonomie sur votre portefeuille clients/étudiants.
Qualités exigées
Vous disposez d’un tempérament commercial et vous épanouissez dans un environnement où les sens relationnel, rédactionnel et d’expression constituent des valeurs primordiales. Une bonne résistance au stress et l’esprit d’équipe seront des plus pour le poste.
Profil recherché
Pour mener à bien cette mission, il est souhaitable que vous
ayez un niveau d’études en Marketing/Banque ou équivalent. Le permis voiture n’est pas indispensable.
Durée
2 mois (15-30 juillet, 1-30 Septembre, 1-15 Octobre 2014)
Rémunération
Plus de 1000 EUR /mois, ticket resto + 50% transport
CV + LM au [email protected]avant le 10 juin 2014
Gửi các bạn sinh viên những trăn trở của một người trẻ tuổi.
Giờ này có thể bạn đang ngủ rất ngon. Tôi thì không dù đồng hồ chỉ đúng 5h sáng. Mấy nay cứ trăn trở nhiều thứ, thức khuya lắm! Nhiều khi cũng thắc mắc không biết mình có phải 25 tuổi không? Thấy mình già so với tuổi quá.
Đây không phải là một chủ đề to tát hoặc mới mẻ gì, nhưng tôi trăn trở nên chia sẻ, thế thôi!
Tôi nhớ trong một tác phẩm nào đó của nhà văn Phan Việt có đoạn: “Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18 – 25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai, cả hưng phấn lẫn thất vọng, cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng, cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc”. Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của tác giả. Tôi đặt tên cho khoảng thời gian ấy là Tuổi Trẻ. Chẳng phải dưới 18 hoặc trên 25 thì không trẻ nữa, nhưng tôi thấy 8 năm ấy mới thật sự là đẹp nhất của giai đoạn tuổi trẻ. Ở cái tuổi ôm trọn thời sinh viên này, lẽ ra các bạn phải dấn thân thật nhiều, trằn trọc, suy tư thật nhiều về cuộc đời, về xã hội, về dân tộc,… thậm chí mất ăn mất ngủ, thao thức đêm dài.
Có quá nhiều câu chuyện kể về những con người sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực để rồi họ có động lực vươn lên thành công. Tôi từng đọc và cả tiếp xúc với những con người ấy và tôi nghĩ: “Nếu ở trong hoàn cảnh đó, mình cũng sẽ có động lực vươn lên như họ thôi”. Hoặc cũng không thiếu những câu chuyện về những người thành công được sinh ra trong một nền tảng gia đình rất tốt, ba mẹ đều thành công và họ ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục cho con cái. Tôi cũng biết và tiếp xúc với nhiều người thuộc nhóm này, rồi tôi cũng từng nghĩ: “Gia đình họ có điều kiện và nền tảng như vậy, việc họ thành công không có gì đáng ngạc nhiên cả”. Nếu bạn cũng có những suy nghĩ giống như tôi cho hai trường hợp trên, thì tôi chia sẻ rằng đó chỉ là sự biện hộ thôi. Cả hai nhóm người trên đều đáng ngưỡng mộ và trân trọng bởi họ đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Tôi thì thuộc nhóm người ở giữa và tôi nghĩ mình giống đa số các bạn. Nói một cách văn vẻ đây là nhóm người mắc kẹt ở mức trung bình về nhiều mặt. Gia đình tôi không giàu, nhưng cũng không quá nghèo (tuy là hơi nghèo vào cái thời đất nước còn khó khăn, gia đình nào cũng vậy thôi). Tôi học không xuất sắc, nhưng cũng không dở. Tôi không tự ti, nhưng cũng chẳng tự tin về mình lắm. Tôi không có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, nhưng cũng có không ít bạn bè,… Tôi nói như vậy chỉ để muốn chia sẻ với bạn rằng ai cũng có thể vươn lên cho dù xuất thân trong hoàn cảnh gia đình như thế nào, thành tích học tập ra sao, thông mình vừa vừa, thông minh kiệt xuất, hay ngu si đần độn,… Chỉ cần một tư duy đúng đắn, nuôi dưỡng khát vọng lớn và dám dấn thân lăn xả từng việc nhỏ bằng tất cả trách nhiệm của mình. Ai cũng có thể vươn lên!
Cứ mỗi lần tiếp xúc với các bạn sinh viên là tôi lại đau đáu trong lòng. Những câu hỏi các bạn đặt ra cho tôi nhiều khi khiến tôi phát bực nhưng phải làm chủ cảm xúc để giữ thái độ bình tĩnh. Hoặc cũng không ít lần khi nghe hỏi xong, tôi chỉ biết cười trừ vì thật sự không biết phải trả lời sao cho thỏa đáng nữa. Tôi xót xa không biết tại sao những câu hỏi ấy lại được nêu lên dù biết là không nên vùi dập từ trong trứng nước, cần khuyến khích dám đặt câu hỏi khi có thắc mắc vì đó là cách rất hay để học hỏi. Nhưng thông qua những câu hỏi ấy, tôi thấy một thực trạng tư duy kém cỏi, thiển cận và bị động đang ăn sâu vào trong nhiều bạn sinh viên.
Trong một lần tọa đàm thân mật với khoảng 20 bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau, có một bạn sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế hỏi tôi rằng: “Anh ơi, trong 4 năm học đại học, em không tham gia hoạt động hoặc đi làm thêm gì hết, vậy thì bây giờ em điền cái gì vào CV để xin việc đây anh?”. Khi tôi hỏi ngược lại những người tham dự hôm ấy là ai cũng ở trong tình trạng giống vậy, thì quá ngạc nhiên là khoảng 60% cánh tay giơ lên. Trời ơi! Tôi chỉ muốn hét thật to với nhóm bạn trẻ đó (may là tôi giữ được sự bình tĩnh để từ tốn chia sẻ): “Các em ơi, sao các em đi tìm một thứ mà chắn chắn là không có trên đời này vậy? Các em muốn thành công mà không phải trả giá? Các em muốn học giỏi mà không có những đêm thức trắng vùi đầu vào đèn sách sao? Làm gì có cái thứ đó trên đời này”. Tôi đang nói đến một tư duy vô cùng nguy hiểm ở các bạn sinh viên, tư duy mì ăn liền. Cái gì cũng muốn có ngay kết quả mà không phải bỏ công sức. Cái gì cũng muốn người ta mang đến dâng cho mình, ngồi rung đùi mà hưởng trái ngọt.
Khi huấn luyện một khóa học với chủ đề “Sẵn sàng cho sự nghiệp”, tôi ngạc nhiên khi thấy có khá nhiều bạn sinh viên mong muốn bước vô khóa học để được nghe về cách trả lời phỏng vấn, cách viết CV sao cho hay, cách làm sao để thi đậu vào chương trình MT (Management Trainee – đây là một cuộc thi nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ của các tập đoàn đa quốc gia rất được giới sinh viên quan tâm). Nói chung là các bạn cần những cái có thể xài được liền, tạo kết quả ngay tức thì. Thực dụng không có gì là xấu cả, tuy nhiên nó chỉ phát huy hiệu quả khi bạn có một nền tảng nhận thức vững chắc về sự nghiệp, về tư duy lãnh đạo, về phong cách làm việc, về văn hóa ứng xử nơi công sở,… Hay nói một cách khác là nội lực của bạn có mạnh thì kỹ năng mới phát huy tác dụng. Khi hỏi thăm thì tôi biết được các bạn rất ít tham gia vào những hoạt động xã hội, các câu lạc bộ đội nhóm và nỗ lực vươn lên nhiều vai trò lãnh đạo khác nhau. Vậy mà ai cũng muốn thi đậu vào MT? Tôi giả sử các bạn may mắn trả lời phỏng vấn tốt để vào được chương trình này, thì liệu bạn có “sống” và tỏa sáng được trong đó hay không là điều bạn cần suy nghĩ. Tôi rất tâm đắc với cách nhìn nhận của Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung rằng “Ta là sản phẩm của chính mình”, vậy thì cái sản phẩm BẠN ngày hôm nay có cạnh tranh được với những “đối thủ” khác về tư duy, nhận thức, thái độ, kiến thức, kỹ năng,… hay không? Đối với đồ ăn thì người ta cũng ráng suy nghĩ cho ra những phương cách “mì ăn liền” để đáp ứng với đỏi hỏi ngày càng gắt gao và cạnh tranh của xã hội, nhưng với thành công thì làm sao có thể như vậy được?
Tư duy thứ hai là tư duy đòi hỏi. Các bạn đòi hỏi nhiều quá, nhiều hơn những gì các bạn bỏ ra. Các bạn sinh viên đa số đều rất tự tin về kiến thức của mình, đó là con dao hai lưỡi. Tự tin là tốt, nhưng tự tin bao nhiêu thì cần phải nỗ lực chui rèn bản thân không ngừng. Các bạn đang dán cái mác “ĐẠI học” quá lớn vào mình để kết luận rằng kiến thức đã đủ cho công việc và mình có quyền đòi hỏi công ty phải trả mức lương tương xứng với 4 năm dùi mãi kinh sử trên ghế nhà trường. Có nhiều bạn khi tôi hỏi về công việc bạn mong muốn sau khi ra trường, bạn mô tả muốn làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia với thu nhập ít nhất là 800 USD/tháng. Tôi hỏi tiếp: “Vậy em có cái gì để người ta phải trả em 800 USD/tháng?”. Bạn… cứng họng!
Các bạn ơi, mơ lớn là tốt. Bạn muốn mức lương bao nhiêu cũng được, không những 800 USD/tháng, mà thậm chí 8000 hay 80.000 USD cũng được. Nhưng, bạn cần phải trả lời câu hỏi là bạn có cái gì để người ta phải trả cho bạn mức lương đó? Bạn có nghĩ công việc photocopy cũng có thể làm xuất sắc hơn bình thường được hay không? Bạn phải thay thế tư duy đòi hỏi bằng một tinh thần cống hiến hăng say, không ngại việc, không chê việc, làm với tất trách nhiệm và chuẩn mực cao nhất để đổi lại kinh nghiệm và sự tín nhiệm. Chứng minh cho họ thấy đi đã, khoan đòi hỏi, rồi bạn sẽ được trả công xứng đáng sau này.
Ngoài ra, các bạn chỉ muốn nhận mà không muốn trả giá. Từ “giá” ở đây tôi muốn nói ở cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Tôi diễn thuyết cho sinh viên khá nhiều, cái gì miễn phí thì bạn đến đông lắm. Nhưng cái gì cần một khoản đầu tư để học hỏi sâu hơn thì hình như với bạn nhiêu đó “hàng” miễn phí là đủ rồi. Bạn chê mắc, bạn tiếc tiền, bạn thấy không cần thiết. Rồi thì sau này cái giá mà bạn thật sự sẽ trả còn đắt hơn nhiều. Bạn tiếc tiền đầu tư vào bản thân thì xem như bạn cũng tiếc thành công.
Cuối cùng, điều khiến tôi trăn trở nhiều nhất ở các bạn sinh viên là các bạn không có một khát vọng lớn. Cách đây hai tuần, tôi kết hợp với một tổ chức nhân sự uy tín để tổ chức một khóa huấn luyện dành cho những sinh viên đã qua chọn lọc, nhằm mục đích trang bị cho các bạn cách tư duy của một nhà lãnh đạo tương lai. Khóa huấn luyện kết thúc rồi nhưng dư âm của nó khiến tôi trằn trọc mãi. Tôi băn khoăn, lo ngại về Tuổi Trẻ hiện nay, lứa tuổi mà tôi cũng thuộc về. Rồi Việt Nam chúng ta sẽ ra sao khi mà những con người chủ nhân tương lai của đất nước lại có những suy nghĩ và biểu hiện như vậy? Trách ai bây giờ đây? Tôi không dám vơ đũa cả nắm, bởi tôi tin rằng vẫn có rất nhiều bạn trẻ đang từng ngày nỗ lực vươn lên với những khát vọng lớn lao, phục vụ trước hết cho đất nước, sau đó mới đến bản thân mình. Nhưng tôi muốn dấy lên một thực trạng đáng báo động ngày nay ở một số lượng lớn các bạn sinh viên: các bạn suy nghĩ nhỏ quá. Đó là chỉ mong làm sao có đủ tiền sống mỗi ngày; làm sao có thể thi đậu tốt nghiệp tốt nghiệp nếu không sẽ bị ba mẹ la; làm sao để có thể tìm được một công việc ổn định sau khi ra trường; làm sao có thể tự lo được cho bản thân sau khi tốt nghiệp,… Tôi cũng từng như vậy, y chang các bạn thôi. Nhưng bạn ơi, bạn cần biết rằng điều đáng sợ nhất của một đất nước không phải là nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản; không phải là đất nhỏ ít dân; mà điều đáng sợ nhất là đất nước ấy chỉ tập hợp những con người không dám khát vọng lớn, không dám ước mơ lớn. Ai cũng muốn nước mình giàu mạnh, ai cũng muốn Việt Nam có thể vươn ra tầm châu lục, thậm chí là sân chơi toàn cầu; nhưng ai cũng suy nghĩ nhỏ nhặt, ai cũng chỉ nghĩ cho riêng cho bản thân mình thôi thì làm sao có thể cùng nắm tay nhau đi lên được đây? Bạn có thể trông chờ điều gì trong khi mỗi ngày mình chỉ biết la cà những quán café, quán nhậu, những thú vui cho quên đời quên sầu, giết thời gian. Tôi thật sự lo, lo lắm các bạn ạ!
Than vãn rồi cũng thế thôi, bây giờ cần phải làm gì đây? Câu hỏi này quả là rất rộng và quá khó với tôi. Nhưng nếu chỉ được chọn một điều duy nhất để chia sẻ với sinh viên, trong giới hạn kinh nghiệm và hiểu biết của mình, tôi muốn nói rằng các bạn cần phải CHỦ ĐỘNG. Các bạn còn bị động quá, điển hình là mỗi khi tọa đàm (tức là một dạng hỏi đáp chia sẻ kinh nghiệm), tôi hỏi là có ai có câu hỏi gì không thì chỉ một sự im lặng đáng sợ xuất hiện. Tôi hỏi tại sao thì các bạn nói rằng đến đây để được nghe anh chia sẻ gì đó. Các bạn ơi, cần phải thay đổi tư duy ngay đi, CHỦ ĐỘNG lên. Đừng ngồi đó mà mong người ta đem thành công đến với bạn. Đừng chỉ biết nộp đơn rồi cầu mong nhà tuyển dụng gọi điện và mời bạn ký hợp đồng. Đừng mỗi ngày chỉ có đến trường rồi quay về nhà mà mong mình sẽ tỏa sáng trong sự nghiệp sau này. Đừng kêu than oán trách việc giáo dục đại học thế này thế kia, thiếu thực tiễn, toàn lý thuyết,… Ai cũng có công việc và trách nhiệm của họ thôi. Nhiệm vụ của bạn là học và hãy biết nỗ lực học một cách chủ động. Nó xuất phát từ ý thức “Ta là sản phẩm của chính mình” để chuyển vai trò đầy tớ sang vai trò ông chủ của quá trình học. Chính bạn mới là người đề ra những cái mình cần học dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc những người trước, rồi nỗ lực học tập bằng phương pháp học sáng tạo. Sự học cũng cần mở rộng cách nhìn nhận. Không phải cứ phải có cái bàn, cái ghế, quyển vở, cây bút thì mới gọi là học. Học ở bất kì đâu, học từ bất kì ai. Chỉ cần một cái đầu rộng mở, chịu khó quan sát, trao đổi, đánh giá, phân tích, thắc mắc là được. Thay đổi cả hệ thống thì khó, nhưng thay đổi bắt đầu từ chính bản thân mình thì ai cũng làm được, chỉ là bạn có muốn hay không thôi?
Vài trăn trở của một người trẻ tuổi gửi đến Tuổi Trẻ. Giai đoạn 18 – 25 thật đẹp, đừng phung phí thời gian để biến mình thành một thế hệ lu mờ của xã hội.
5h sáng ngày 3/7/2012″
Vũ Đức Trí Thể
Nguồn Internet
Người Pháp hiện nay thường nói ngày lễ Valentin đã bị thương mại hoá, mọi thứ hoa, quà tặng trở nên rất đắt đỏ trong ngày lễ tình nhân. Họ thường nói sẽ tìm những món quà thật đặc biệt giành cho nhau nhân dịp đặc biệt này. Tuy nhiên liệu nước hoa, hay hoa hồng hay socola có nằm trong danh sách những món quà mà người Pháp mua tặng nhau Valentin hay không, hãy cùng tìm hiểu điều tra thú vị dưới đây
Theo cuộc điều tra mới nhất của trang web SexyAvenue.com ( trang chuyên bán sextoy và phụ kiện tình yêu )
– 46 % người Pháp nghĩ rằng Valentin là dịp lý tưởng để tặng nhau những phụ kiện tình yêu để tăng gia vị cho chuyện giường chiếu .
– 15 % không quan tâm đến việc kỷ niệm ngày lễ tình nhân. Và chỉ có 5% sẵn sàng chi tiền mua một món quà đắt tiền cho một nửa.
– 21 % muốn có một cuộc du ngoạn chỉ 2 người xa nơi mình sinh sống
– 14 % muốn mời một nửa 1 bữa tối lãng mạng với một bó hoa hồng
Còn bạn , bạn sẽ làm gì Valentin này nhỉ ? cũng đừng quên , chúng ta không chỉ có mỗi Valentin để giành cho nhau yêu thương . Một nửa của bạn luôn chờ đón những cử chỉ yêu thương của các bạn , dù chỉ là những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống ! Joyeuse Saint Valentin !
Mạnh Linh NGUYỄN ( Dịch và tổng hợp)
Lưu Nhựt Nam.
Ừ thì sẽ không có gì quá to tát, nhưng tôi sẽ đón cái tết đầu tiên trên đất nước hình lục lăng như thế. Không biết từ hồi nào, trong đầu óc non nớt của tôi, Xuân và Tết là những gì thiêng liêng và đặc trưng nhất của cả dân tộc Việt Nam. “Tết xa”, niềm trăn trở hoài vọng của du học sinh trên khắp thế giới, và tôi cũng thế. Sẽ là một cái Tết như thế nào đối với tôi, Lưu Nhựt Nam, du học sinh Le Havre (Pháp) năm 1 Economie – Gestion. Tôi thật chưa dám tưởng tượng.
Ừ thì hãy tưởng tượng như thế này, tết đầu tiên trên đất Tây sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người, đánh dấu sự trưởng thành mỗi cá nhân trên đất khách quê người. Tết không phải những gì trừu tượng đâu, nhưng từ nhỏ “Tết” là những ngày quan trọng nhất và vui vẻ nhất của những ấu nhi. Quan trọng không phải hiểu theo nghĩa rằng chúng tôi sẽ ngồi giúp ông bà cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, quay quần bên những bữa ăn đầu năm cúng tổ tiên dòng họ. Tết khi ấy của tôi chỉ đơn giản là được bố mẹ sắm quần áo mới và có bao đỏ lì xi. Tết đến xuân về, trông Tết chính là trông quần áo đẹp và phong bao đỏ chót. Hơn nữa, được xem phóng bông và múa lân thì thật là tuyệt. Đó là những gì đẹp nhất, tinh khiết nhất trong tôi về Tết.
Lớn lên, tôi mới hiểu và cảm nhận sâu sắc về Tết. Tết, “hội tụ cho cả tinh hoa dân tộc”, là truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc. Và giờ đây, trên đất khách, đợi Tết về, tôi đợi những gì gọi là thiêng liêng nhất của dân tộc. Wow, tôi gọi đó là “thiêng liêng”, bởi không còn từ nào tôi nghĩ đủ đẹp và tự hào khi nói về Tết. Tết là dịp người thân, con cháu, gia đình, dòng họ quay quần lại với nhau, thăm viếng động viên nhau, cùng nhìn lại năm cũ và bắt đầu năm mới. Hạnh phúc đôi khi chả là gì quá xa vời, chỉ đơn giản là những tiếng cười đùa cùng nhau dọn dẹp, chuẩn bị Tết. Những món ăn đặc trưng của Tết cổ truyền dân tộc thì quả thật không thể thiếu, nói như thế thì không đúng cho lắm, bởi đất nước ta với 3 miền Bắc Trung Nam, với những nét khác biệt nhau trong phong cách “ẩm thực tết”. Thế nên, dân gian ta mới có câu: “Ăn Bắc- Mặc Nam”. Nét đặc trưng nhất của ngày Tết miền Nam chính là lúc cả nhà quây quần chuẩn bị gói các đòn bánh tét giống như người miền Bắc gói bánh chưng. Bánh tét có nhiều loại như bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm. Đòn bánh tét gói khéo léo có thể để tới nửa tháng trong khí hậu nóng bức của miền Nam. Gia đình tôi, cứ mỗi năm về lại nấu một nồi to “thịt kho hột vịt”, làm củ kiệu, làm mứt ăn kèm. Cuối cùng mọi thứ đã xong hết, công việc duy nhất là ra vườn tỉa một nhành mai vàng ưng ý nhất và ra chợ mua 1 cặp dưa hấu Tết về chưng trong nhà. Dưa tết mà mẹ tôi thường hay mua phải là dưa lớn, quả tròn, ruột đỏ có hạt. Tết của tôi, à không gia đình chúng tôi qua bao thế hệ là như thế. Không quá cầu kì. Bữa ăn Tết chỉ gồm thịt kho ăn với củ kiệu, bánh Tét và dưa hấu thì không thể nào ngon hơn. Thật là tuyệt cú mèo.
Năm nay, Tết lại về. Tôi lại nôn nao, náo nức trông Tết nhưng với một tâm trí khác: du học sinh đón tết. Thật buồn và có đôi lúc đáng tiếc, nhưng không vì thế mà Tết sẽ mất phần nào ý nghĩa. Tết này vì những điều kiện học hành và tài chính không cho phép nên tôi sẽ đón Tết trên đất Pháp. Tết đầu tiên, nhiều ý nghĩa: Tết cùng các anh chị em sinh viên trong hội Le Havre. Mọi việc vẫn trong quá trình chuẩn bị, sẽ lại có một cặp dưa, 1 nồi thịt kho hột gà (gà chứ không phải vịt, vì hình như bên Pháp chuộng trứng gà, hiếm khi tìm thấy được trứng vịt), 1 vài phong bao lì xì, và sẽ cùng nhau gói bánh Tét. Tết trên đất Pháp từ nay sẽ có thêm một vai trò mới: cầu nối gắn kết những anh chị em sinh viên lại với nhau, cùng nhau quay quần đón năm mới với những chương trình văn nghệ đặc sắc, cũng là một cách để quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới. Hào hứng và phấn khởi, tôi sẽ đón cái Tết đầu tiên như thế đấy.
Sẽ thật khó nói trước ngày về, nhưng hi vọng một ngày không xa sẽ được trở về Việt Nam để đón một cái Tết thật ý nghĩa sum vầy.
Nguyễn Thái Hòa
Thạc sĩ kiến trúc ngành tái thiết công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp.
Trường Kiến trúc quốc gia Pháp – ENSA Normandie
Thái Hoà(ngoài cùng bên trái)
Mới đó mà đã 6 cái Tết mình ăn Tết xa nhà, ăn Tết với bài vở và đồ án. Bận rộn tất bậc với cuộc sống, song, mình vẫn không thể nào quên một điều : Tết sắp đến rồi !
Mình vừa làm xong đồ án nhóm ở trường, đang trên xe hơi covoiturage về nhà, và ngồi viết ngay mấy dòng tâm sự này. Ngồi đây nghe nhạc xuân trên máy tính, một cảm xúc khó tả, gợi nhớ cả trời kỷ niệm về những cái Tết xưa với gia đình ở quê nhà. Mình nhớ rất rõ Tết nào cũng được về quê với ông bà ngoại, đi chùa thắp hương, cúng giao thừa với ba và ngồi canh nồi bánh Tét với mẹ suốt đêm 30. Nhớ thêm nhớ !!!
Có lẽ, với các bạn đang ở trong nước, Tết ngày càng hiện đại, ngày càng nhàm chán đi, nhưng với những du học sinh như chúng mình, Tết thật sự rất ý nghĩa. Chúng mình rất thèm được hòa mình vào cái không khí người người đi chùa, đi mua sắm Tết, hay đơn giản là được ngắm sắc màu đỏ, vàng đặc trưng ngày Tết trên khắp phố phường.
Ăn Tết du học sinh chỉ bằng một bữa ăn thân mật với bạn bè Việt Nam cùng thành phố, ngoài trời tuyết rơi, không có hoa mai, hoa đào, không có ông bà, cha mẹ, anh em. Ước nguyện duy nhất ngày đầu xuân là học xong, mau sớm thành tài để được về sum họp gia đình đón Tết đoàn viên.
Nhân đây, mình cũng xin chúc cho các bạn sinh viên nói chung, và du học sinh Việt trên toàn thế giới nói riêng, một năm mới an lành, hạnh phúc. Quan trọng là nhiều sức khỏe, có sức khỏe, bạn sẽ có thể làm tất cả để đạt được ước muốn của mình trong năm mới !
Thái Hòa – Từ Le Havre, Pháp, gửi lời chúc chân thành đến với mọi người trên quê hương Việt Nam
Mạnh Linh ( tổng hợp )