Review Category : Cuộc sống

Gặp nữ sinh đoạt giải Sinh viên xuất sắc của Hội SVVN tại Pháp

(Dân trí) – Cùng lắng nghe chia sẻ của Nghiêm Hà Giang, cô nữ sinh đang theo học chương trình thạc sĩ năm thứ nhất chuyên ngành Viễn thông tại trường Đại học Lille 1, người đoạt giải sinh viên xuất sắc của UEVF năm 2012.

Chào bạn, chúc mừng bạn về những thành tích xuất sắc trong học tập và được giải thưởng Sinh viên xuất sắc. Bạn có thể chia sẻ với độc giả đôi chút về bản thân?

Mình là Nghiêm Hà Giang, hiện đang theo học chương trình thạc sĩ năm thứ nhất chuyên ngành Viễn thông tại trường Đại học Lille 1, nước Pháp.

 

Giang với bạn bè Việt Nam tại Pháp

Giang với bạn bè Việt Nam tại Pháp

Con đường bạn đến với nước Pháp như thế nào?

Theo học chương trình song ngữ Pháp – Việt từ năm lớp 1 đến hết lớp 12, văn hóa Pháp, tiếng Pháp đã gắn liền với tuổi thơ, theo suốt tuổi học trò của mình. Với quá trình tiếp xúc lâu như thế thì lựa chọn đến với nước Pháp để tiếp tục học Đại học, đối với mình, như là một điều hiển nhiên vậy.

Không ít bạn trẻ Việt Nam đã gặp phải những “cú sốc” khi chuyển tới học tập và sinh sống ở một đất nước xa lạ. Với bản thân bạn, khó khăn của bạn là gì khi bắt đầu hành trình du học?

Khó khăn thì ắt là ai cũng sẽ gặp phải rồi. Một cuộc sống hoàn toàn khác so với trước, xa gia đình, đối với đa số mọi người đều không đơn giản. Với mình cũng vậy. Nhưng có lẽ may mắn hơn nhiều người là mình có được sự tiếp xúc toàn diện với văn hóa Pháp từ sớm, nên không vấp phải “sốc văn hóa”.

Nhưng những “cú sốc” khác thì mình không tránh khỏi. Du học là lần đầu tiên mình xa bố mẹ đến như thế. Xa về cả không gian lẫn thời gian. Thời gian đầu, cảm giác nhớ nhà luôn thường trực: mỗi buổi sáng ngủ dậy, mỗi bữa cơm, mỗi khi gió lạnh không có người nhắc mình phải mặc ấm… Nhưng ưu điểm của con người là sự thích nghi mà đúng không? Sau 1 thời gian thì mình đã lấy lại cân bằng để thích nghi với môi trường mới, bạn bè mới và tập trung vào học hành.

 

Giang tham gia tổ chức Tết ở Rennes

Giang tham gia tổ chức Tết ở Rennes

Hãy chia sẻ kinh nghiệm để có thể đạt kết quả học tập tốt như bạn?

Mình cũng không có kinh nghiệm gì đặc biệt đâu. Mình thấy để có kết quả cao thì sự chăm chỉ là quan trọng nhất. Thiên tài cũng có đến 99% là nhờ vào sự chăm chỉ nên mình dù không có được 1% thiên bẩm vẫn có thể lấy sự chăm chỉ để bù vào. Ngoài ra thì nếu có thể sắp xếp khoa học thời gian học các môn cũng giúp rất nhiều cho việc nhớ lâu, đặc biệt quan trọng đối với những người học bên khoa học với rất nhiều công thức cần ghi nhớ như mình. Trước mỗi kì thi, mình luôn thả lỏng đầu óc, đi dạo hoặc chơi trò chơi ưa thích, nó giúp mình bớt căng thẳng và thấy tự tin hơn.

 

Bạn nhận thấy môi trường học tập ở Pháp thế nào? Có điểm gì tích cực hoặc khác biệt so với môi trường học ở trong nước?

 

Đối với mình thì môi trường học tập ở Pháp rất tốt. Như ngành mình đang theo học, mỗi học kì mình học 6 môn học chính. Thời gian của mỗi môn được chia đều để học lí thuyết, làm bài tập và thực hành. Kỹ năng làm việc nhóm và tự học của học sinh cũng được đề cao với các đề tài xuyên suốt cả học kì. Các thầy cô giáo thì rất nhiệt tình, sẵn sàng hướng dẫn và giải đáp mỗi khi sinh viên có câu hỏi.

 

Mình đi du học từ sớm, không có cơ hội trải nghiệm cuộc sống giảng đường ở Việt Nam nên không có gì để so sánh, đó cũng là thiệt thòi của mình so với bạn bè đồng trang lứa.

 

Chân dung bạn Nghiêm Hà Giang

Chân dung bạn Nghiêm Hà Giang

Một ngày của bạn như thế nào? Bạn thường làm gì trong lúc rảnh rỗi?

Một ngày bình thường của mình đơn giản đến đơn điệu (cười). Lịch học của mình khá kín. Mình sẽ ở trường từ 8h-18h những ngày học, buổi tối về cũng không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi. Còn nếu là ngày nghỉ, có thời gian một chút thì mình thích vào bếp, nấu các món ăn Việt Nam hoặc làm một cái bánh thật bự mời bạn bè.

Dự định của bạn sau khi kết thúc khóa học? bạn có trở về nước để lập nghiệp? Bạn có thể chia sẻ với bạn đọc ước muốn và kế hoạch của mình trong tương lai?

Sau khi kết thúc khóa học về Viễn thông, mình muốn học thêm một chút về quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp trước khi chính thức tìm việc làm. Sau đó, mình muốn tìm một công việc ngắn hạn tại Pháp hoặc một nước khác để có thể tìm hiểu về môi trường làm việc quốc tế cũng như hiểu biết về các công nghệ viễn thông của các nước phát triển. Tương lai xa thì chắc chắn mình sẽ trở về Việt Nam, viễn thông ở Việt Nam vẫn đang là một lĩnh vực nhiều tiềm nãng có thể khai thác được.

Lời khuyên của bạn dành cho các bạn trẻ đang có ý định du học Pháp?

Mình muốn nhắn nhủ (chứ cũng không dám khuyên đâu nhé) tới các bạn đang có ý định du học Pháp đó là cần tìm hiểu thật kĩ về ngành, về trường thậm chí là cả thành phố mà bạn muốn theo học. Hiện nay thì mọi thông tin đều có thể tìm thấy đơn giản thông qua các trang xã hội, trang web, báo chí… là một thuận lợi lớn cho các bạn khi tìm kiếm thông tin. Ngoài hành trang kiến thức thì sự tự tin cũng sẽ là một bí quyết cho sự thành công trên con đường du học xứ người đấy!

Cảm ơn bạn về cuộc phỏng vấn và chúc bạn sẽ đạt nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

 

Bài: Nguyễn Mạnh Linh

Ảnh: NVCC

read more

Người Pháp và Sex – vài con số thú vị

Người Pháp vẫn luôn được biết tới như những người tình nóng bỏng, và lãng mạng trong tình yêu và cả trên giường nữa. Điều đó không sai , khi cả đàn ông và phụ nữ Pháp, coi tình dục như món ăn tinh thần không thể thiếu như bánh mỳ Baguette của họ. Không chỉ có những suy nghĩ rất cởi mở về tình dục, người Pháp cũng có thể sẵn sàng nói chuyện với bạn một cách rất thoải mái về vấn đề này, tất nhiên theo xu hướng chung so với những người thuộc lớp trung niên,  giới trẻ vẫn thoáng hơn hơn khi đề cập đến tình dục.

Người Pháp luôn giành nhiều thời gian để tìm hiểu và chăm sóc cho vấn đề giường chiếu, chính vì vậy mà họ xứng đáng với danh hiệu “vô địch trên giường” mà nhiều nước trong châu âu vẫn đánh giá về họ.

Dưới đây là một vài con số thú vị về vấn đề vấn đề  tình dục của người Pháp có thể có những con số làm bạn ngạc nhiên tuy nhiên hãy nhớ rằng văn hoá phương tây có rất nhiều điều khác xa với nền văn hoá của chúng ta.

 

nguoi-phap-sex

Số lần quan hệ trung bình của người Pháp là 8,9 lần trong tháng

8,9 là số lần quan hệ trung bình của cả phụ nữ và đàn ông và phụ nữ Pháp

2,5 % đàn ông công bố rằng họ thường xuyên gặp khó khan trong việc xuất tinh được mỗi khi quan hệ

7,4 % phụ nữ công bố họ thường xuyên gặp khó khan trong việc đạt cực khoái

90 % đàn ông Pháp đã từng thủ dâm

60 % phụ nữ Pháp đã từng thủ dâm

50 % Người Pháp đã dừng có quan hệ theo kiểu tình 1 đêm

50% Người Pháp đã từng quan hệ ngoài trời

2% Đã từng quan hệ tại nơi làm việc

16 % Đàn ông Pháp đã từng quan hệ cùng lúc với 2 hoặc nhiều người

22 % người pháp mua ít nhất một sex-toy trên năm

17,2 là độ tuổi trung bình cho lần quan hệ đầu tiên ở đàn ông Pháp

17,6 là độ tuổi trung bình cho lần quan hệ đầu tiên ở phụ nữ

11 phụ nữ là con số trung bình mà đàn ông Pháp đã qua đêm trong đời họ

4,4 đàn ông là con số trung bình mà phụ nữ Pháp đã qua đêm trong đời h

49 ngày 13 giờ 41 phút là con số trung bình người Pháp dành cho quan hệ tình dục trong một đời người

 

Nguồn số liệu Điều tra của viện nghiên cứu INSERM, INED, năm 2007

Mạnh Linh NGUYỄN

read more

Khoa học trong trường phổ thông ở Pháp

Từ cuối thế kỷ 19, với các cải cách lớn mang tính cách mạng trong giáo dục do Jules Ferry đề ra, nước Pháp đã có một hệ thống giáo dục phổ thông bắt buộc và miễn phí cho toàn dân, tiến tới bình đẳng nam nữ, và tách rời giữa tôn giáo và giáo dục. Ngày nay, học sinh phổ thông ở Pháp không những không phải đóng tiền học phí hay các khoản ‘bồi dưỡng giáo viên”, mà còn được trợ cấp một phần tiền mua sách vở và tiền ăn trưa ở trường. Nhìn chung, chương trình giáo dục phổ thông ở Pháp khá toàn diện và khách quan, nhằm tạo ra những con người khỏe mạnh, tự do, có văn hóa và hiểu biết xã hội. Ví dụ, học sinh phổ thông nào cũng được học bơi. Môn triết học ở phổ thông mang tính khai sáng, dạy về  các tư tưởng triết học lớn  từ cổ đến kim trên thế giới. Môn lịch sử cũng khách quan, có bình luận phê phán cả các hành động của nước Pháp. Nếu như trước đây người Pháp thường kém về ngoại ngữ, thì ngày nay chương trình phổ thông đã chú trọng hơn về vấn đề này, các học sinh hay có dịp đi các nước khác thực tập ngoại ngữ, và có thể nói được đến 2-3 ngoại ngữ nếu học tốt.

Nói riêng về khoa học, hiểu theo nghĩa khoa học tự nhiên và công nghệ, thì khoa học luôn đóng vai trò quan trọng trong suốt 12 năm học chính thức ở phổ thông. Các môn khoa học đều nhằm nâng cao sự tò mò ham hiểu biết của học sinh, đồng thời trang bị cho học sinh các kiến thức tối thiểu cần thiết cho cuộc sống. Theo như trang mạng của Bộ Giáo Dục Pháp (http://www.education.gouv.fr/cid54197/l-enseignement-des-sciences.html) có ghi, giáo dục khoa học ở phổ thông được phân chia và qui địch về mục đích như sau:

Ở bậc tiểu học (tiếng Pháp gọi là “école élémentaire” hay  “école primaire”), khoa học được chia thành hai môn chính: môn toán học, và môn khoa học thực nghiệm và công nghệ. Thời gian học toán trên lớp là 180 giờ một năm, hay là 36 tuần mỗi tuần 5 giờ. Mục tiêu đề ra cho lứa tuổi này là nắm bắt thành thạo các con số và các phép tính số học, phát triển khả năng suy luận logic,trí tưởng tượng và trừu tượng hóa, giải các bài toán đơn giản. Môn khoa học thực nghiệm và công nghệ được đưa vào dạy từ lớp 3 (tiếng Pháp gọi là lớp CE2), với thời gian dạy trên lớp là 78 giờ mỗi năm. (Giờ ở đây là giờ đồng hồ, tính ra số tiết học có thể lớn hơn). Mục tiêu chủ yếu của môn này là để làm quen với thế giới và với những thứ do con người tạo ra, nhận biết được các tính chất của chúng.

Ở bậc trung học cơ sở (tiếng Pháp gọi là “collège”), khoa học được chia thành 4 môn: a) toán học, b) vật lý và hóa học, c) sinh vật (gọi tên đầy đủ là khoa học về sự sống và trái đất), d) công nghệ. Ở một số trường thực nghiệm, ba môn lý-hóa, sinh vật và công nghệ được trộn vào nhau thành một môn hỗn hợp kiểu “khoa học và công nghệ”. Từ bậc học này, cách tiếp cận môn toán và các môn khoa học khác đã bắt đầu mang tính nghiên cứu: đặt vấn đề, suy luận, đặt các giả thuyết, làm thí nghiệm trên các ví dụ,  viết ra phương trình thích hợp, tinh toán tìm lời giải, kiểm tra lời giải, trình bầy và thông báo kết quả, v.v.   Ở môn lý-hóa, học sinh được tìm hiểu về các thứ như: vật chất, ánh sáng, điện, lực hấp dẫn, v.v.  Ở môn sinh vật, học sinh được tìm hiểu về cấu trúc hoạt động của cơ thể người, và của các sinh vật khác, và môi trường trên trái đất. Một trong những mục đích của môn sinh vật là tạo ra tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với môi trường, và sự tôn trọng đối với những con người và sinh vật khác. Ở môn công nghệ, học sinh được học các phương pháp và kiến thức để hiểu và sử dụng được một số máy móc phổ biến do con người tạo ra nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau.

Bậc trung học phổ thông (tiếng Pháp gọi là “lycée”) có phân ra làm nhiều ban khác nhau, mỗi ban dạy thiên về một mảng kiến thức nào đó và cũng dạy các mảng kiến thức khác nhưng ở mức nhẹ hơn: ví dụ có ban thiên về ngôn ngữ và văn học, có ban thiên về kinh tế và xã hội, có ban thiên về khoa học quả đất, có ban thiên về toán và tin học, có ban thiên về máy móc kỹ thuật, v.v.  Chương trình khoa học do đó giữa các ban khác nhau có phần khác nhau khá nhiều, nhưng về cơ bản cũng có các môn toán, lý-hóa, sinh vật, và các môn về công nghệ và kỹ thuật. Về mặt toán học, từ năm lớp 10 (tiếng Pháp gọi là năm “seconde”, tức là năm đầu tiên của lycée), ngoài hình học và đại số, học sinh còn được học về xác suất thống kê, và một số khái niệm của giải tích toán học. Môn sinh vật và trái đất ngoài dạy về cơ thể con người và sức khỏa còn dạy cả về địa chất, về sự tiến hóa của trái đất, các vấn đề lớn của trái đất, v.v. Môn lý hóa có dạy cả về vũ trụ, và về các ứng dụng của lý-hóa đến thể thao, sức khỏe, và y tế.

Nếu so với Việt Nam, có thể nói chương trình phổ thông của Pháp không nặng hơn về số giờ học, nhưng phong phú hơn, chú trọng nhiều đến thực hành và ứng dụng hơn, và đến khả năng quan sát và phán xét và tư duy độc lập của học sinh hơn, học sinh có nhiều điều kiện để làm thí nghiệm và tiếp cận với các máy móc hơn. Ví dụ, trong môn lý-hóa (ở Việt Nam tách làm hai môn nhưng ở Pháp là chung một môn), học sinh được học không chỉ các công thức vật lý và hóa học, mà còn được học ứng dụng của chúng đến sức khỏe của con người ra sao, trường điện từ hay áp suất hay các nguyên tố ảnh hưởng đến con người thế nào, v.v. Học sinh được thực nghiệm trên lớn làm những dụng cụ như là  radio hay vi mạch điều khiển tự động ở mức đơn giản. Các học sinh phổ thông theo hướng học nghề của Pháp thì được tiếp cận với máy móc công nghiệp hiện đại, ví dụ như là các máy để chế tạo và sửa chữa ô tô.

Ngoài chương trình chính thức trên lớp, ở Pháp còn có nhiều hoạt động ngoại khóa có tính tự nguyện, không bắt buộc, nhằm nâng cao và đáp ứng sự tò mò khám phá khoa học của trẻ em.  Trong đó có thể kể đến các chương trình TV về khoa học (ví dụ như chương trình “C’est pas sorcier”) , các sách báo cho trẻ em về khoa học (ví dụ như tạp chí “Science et Vie Junior”), các cuộc thi olympiad về các môn khoa học (trong đó có cả toán, lý, hóa, địa chất, công nghệ), các khu thí nghiệm khoa học cho trẻ em (tiếng Pháp gọi là AST, “ateliers scientifiques et tecniques”),  các trung tâm triển lãm khoa học (ví dụ như ở Toulouse có trung tâm triển lãm vũ trụ gọi là “Cité de l’Espace”), các “ngày mở cửa” ở các đại học, các cuộc tập sự của trẻ em ở các trung tâm nghiên cứu khoa học (ví dụ như Viện Toán Toulouse cũng thường xuyên đón tiếp nhiều học sinh phổ thông đến tập sự tìm hiểu các vấn đề toán học rồi trưng các kết quả khám phá của mình lên trên tường cho các bạn và các giáo sư nhận xét), chương trình “Science à l’école” (trang web: http://www.sciencesalecole.org/) của Bộ giáo dục nhằm tổ chức các hoạt động khoa học và cho mượn các dụng cụ khoa học, v.v. Nói chung, hầu như bất kỳ học sinh nào yêu khoa học đều có nhiều điều kiện  (miễn phí hoặc với chi phí thấp) để tiếp cận với các lý thuyết và thí nghiệm khoa học.

Dù rằng điều kiện tiếp xúc với khoa học của học sinh ngày càng tằng lên, nhưng có một xu hướng khá rõ rệt và đáng lo ngại xảy ra ở Pháp (và có lẽ ở nhiều nước khác), là sư đam mê khoa học ở học sinh có vẻ giảm đi nhiều trong vòng 1-2 thập kỷ qua, đặc biệt là đối với các khoa học cơ bản.  Điều này thể hiện rõ ở việc lượng sinh viên theo học các ngành khoa học cơ bản giảm đi nhiều (thậm chí có những chương trình ở trường đại học tồn tại được là nhờ có sinh viên nước ngoài đến từ các nước còn nghèo, chứ quá ít sinh viên bản địa theo học). Một trong các hậy quả trực tiếp là thiếu người giỏi làm trong các lĩnh vực khoa học công nghệ (trong khi đó khoa học công nghệ chính là động lực phát triển kinh tế trong xã hội hiện đại) , và thiếu cả giáo viên dạy phổ thông. Chẳng hạn, các chương trình thi lấy chứng chỉ giáo viên ngành toán gần đây (gọi là thi  CAPES, và ở mức cao hơn là thi agrégation) ở Pháp thừa nhiều chỉ tiêu mà thiếu người đạt đủ trình độ. Thậm chí, có những trường phổ thông trung học ở những nơi hơi xa thiếu giáo viên dạy toán đi đăng quảng cáo mãi cũng không ai đến xin việc, và giáo viên ở các nơi thường phải dạy quá chỉ tiêu.

Vấn đề giảm sút sự quan tâm đối với khoa học này là một vấn đề đau đầu, không chỉ cho ngành giáo dục, mà cho xã hội nói chung. Nó dẫn tới những hiện tượng “kỳ quái” như chương trình toán ở phổ thông phải giảm nhẹ đi, học sinh khi vào đến đại học kiến thức chuẩn bị về toán ngày càng yếu đi (trong khi đó khoa học càng ngày càng hiện đại phức tạp và đòi hỏi chuẩn bị về toán ngày càng tốt). Có thể đổ lỗi hiện tượng này cho một số nguyên nhân như: Cách mạng công nghệ thông tin như là con dao hai lưỡi: nó đem lại rất nhiều tiện lợi, tăng hiệu quả của rất nhiều thứ, nhưng cũng khiến con người ta dễ mất tập trung hơn, dễ bị “rác thông tin” làm ảnh hưởng hơn. Một hiện tượng khá phổ biến ngày nay, là có những học sinh sinh viên vào những lúc cần tập trung để có thể hiểu một kiến thức tế nhị nào đó, luyện tập một cái gì đó hay giải quyết một vấn đề hay ho nào đó, thì lại đi nghe nhạc, nhắn tin, chơi game, đọc những thứ nhảm nhí, v.v. Xu hướng “ăn xổi” của “xã hội tiêu thụ” khiến con người ta, nếu không được rèn luyện hợp lý, sẽ chỉ hướng tới những cái dễ dàng, kiếm tiền nhanh, hưởng thụ ngay, v.v., trong khi khoa học thì không như vậy. Và khi đồng tiền biến thành “thước đo duy nhất” đánh giá sự thành công của con người, thì khoa học bị coi rẻ, vì người ta không nhận thấy rằng, trái ngược với các “con buôn”, các nhà khoa học làm ra rất nhiều của cải cho xã hội mà đòi hòi ngược lại từ xã hội ít hơn nhiều. Đây là vấn đề mà không chỉ có Pháp, mà toàn thế giới đang phải đối mặt. Khoa học cần được đầu tư tốt hơn, vị trí của khoa học và của các nhà khoa học cần được nâng lên, cả về mặt kinh tế lẫn về mặt nhận thức xã hội, thì mới dễ thu hút được nhiều người theo khoa học.

Báo Tia sáng

read more

Thiết kế một chuyến du lịch học hỏi

Vào tháng 11 trở đi, giới trẻ Pháp thường rục rịch chuẩn bị cho những chuyến « voyage d’étude » (du lịch học hỏi) thường diễn ra vào kỳ nghỉ Đông vào tháng hai hoặc vào kỳ nghỉ Xuân vào tháng tư năm sau.

Mò đường ở London - Photo credited to Trang Ami

Mò đường ở London – Photo credited to Trang Ami

 

Muốn gây quỹ thì ra… hành lang trường!

Sự khác biệt giữa những chuyến du lịch học hỏi với các chuyến tham quan bình thường là bọn tớ sẽ được đi du lịch theo chủ đề (tham quan các công trình kiến trúc mới lạ của thành phố Bilbao, chuyến tham quan vì hòa bình…) Thông thường, những chuyến du lịch học hỏi kéo dài từ 3 đến 4 ngày nên chi phí cũng chát hơn so với những chuyến đi tham quan sáng đi chiều về của teen Việt.

Ba nguồn kinh phí chính sẽ được « rót » vào quỹ chung là hỗ trợ của nhà trường, phí tham gia của mỗi học sinh và khoảng tiền do ban tổ chức tự xoay xở để điền vào chỗ còn thiếu. Những teen trong ban tổ chức sẽ phải tự thân vận động gây quỹ, phổ biến nhất là tổ chức party có bán vé vào cửa và bán bánh mì sandwich vào giờ nghỉ trưa. Với nhiệt độ khắc nghiệt xuống tới 3,4°C của mùa Đông châu Âu, việc dựng sạp bán bánh mì như ở Việt Nam mình là hoàn toàn bất khả thi. Chính vì thế, các thầy cô đã bật đèn xanh cho phép học sinh đứng bán ngay trong hành lang trường, tận dụng luôn bàn ghế của phòng giáo viên ngay kế bên để trưng bày hàng hóa.

Năm nay, mấy cô bạn tớ quyết định sẽ làm bánh crêpe và bán phiếu chơi sổ xố với giá 2€/vé. Cứ đến cuối tuần, nhóm tổ chức lại ôm hộp giấy và xấp vé đi khắp các khu phố cổ nơi trung tâm thành phố để chào bán mấy tấm phiếu-sổ-xố-nhà-làm. Để bán được nhiều vé, các bạn ấy còn gõ cửa từng cửa hàng để xin tặng phẩm: bánh kẹo, chocolat, vé xem phim khuyến mãi… dành để làm quà cho người mua vé số. Cô bạn Camille nhiệt tình thông báo trước lớp: «Tớ sẽ mang thiệt nhiều vé số về nhà bán cho bố mẹ, hàng xóm và cả ông tớ nữa. Sau đó tớ sẽ nhờ ông đi giới thiệu với mấy ông bạn thân. »

Du lịch kiểu « chính trị gia » 

Bố tớ vẫn hay nói đùa rằng những chuyến du lịch theo tour chẳng khác gì du lịch kiểu… lùa vịt, người ta lùa đến đâu mình phải đi tới đó và chẳng được thoải mái tự do thăm thú. Nhưng đó là phán xét dành cho những chuyến du lịch tham quan nghỉ dưỡng mà thôi. Du lịch học hỏi không phải tùy hứng là được đâu nhé!

Nhà thờ Đức Bà Paris - Photo credited to Trang Ami

Teen Pháp đa số đều rất hào hứng với hình thức du lịch « kín lịch chẳng khác gì một chính trị gia » này. Trong chuyến « voyage d’études » đến London cách đây hai năm với chủ đề « Tham quan, trò chuyện những trụ sở truyền thông lớn ở London », mỗi buổi bọn tớ đều có chương trình đến thăm một cơ sở truyền thông nào uy tín: tòa soạn báo The Guardian, Bảo tàng quảng cáo, tham quan sân vận động Emirates và trò chuyện với bộ phận truyền thông báo chí của Câu lạc bộ Arsenal, gặp gỡ với các nhân viên phòng truyền thông của Đại sứ quán Pháp tại Anh… Rõ ràng, nếu là một khách du lịch đơn độc và không có sự hậu thuẫn của nhà trường, chắc chắn bọn tớ sẽ không có cơ hội đặt chân đến những trụ sở chuyên nghiệp kể trên.

Tất nhiên bọn tớ cũng không phải răm rắp làm theo 24/24 những chuyến tham quan gặp gỡ « sặc mùi chữ nghĩa » này. Ban tổ chức, vốn là những người bạn trạc tuổi, nên họ cũng khá tâm lý trong khâu lên chương trình, vì thế bọn tớ đã có vài ba buổi được tự do đi đâu thì đi tùy thích. Đây chính là cơ hội để bạn « cá nhân hóa » chuyến du lịch học hỏi của mình. Nhóm Sabria nhất định phải đi thưởng thức bữa-ăn-sáng-kiểu-Anh (English breakfast), trong khi Emy thì nằng nặc tìm đường đi coi London bridge nổi tiếng còn Julie lại rủ rê tớ đi uống thử một ly café lần đầu tiên trong đời ở Starbucks. Đến tối, tất cả mọi người sẽ hẹn nhau xuống khu vực nhà ăn của khách sạn để cùng chơi trò « Nói thật hay làm theo mệnh lệnh », hoặc đơn giản chỉ là cùng nhau bàn bạc về kế hoạch của hành trình của ngày mai.

 

Một chuyến du học đích thực 

Du lịch học hỏi thực ra bản chất hệt như một chuyến du học ngắn ngày, nhưng thay vì phải ăn uống kiêng khem để tiết kiệm, bọn tớ lại được ăn nhà hàng, ở khách sạn và học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu, tại những điểm tham quan bình thường treo bảng « không phận sự miễn vào ».

Ok, bạn có thể phản bác rằng du lịch học hỏi chỉ tổ tốn tiền, trong khi những thông tin nhận được thì đầy rẫy trong sách vở, trên Internet. Nhưng tin tớ đi, chỉ những cuộc trò chuyện trực tiếp với những nhân vật sống động mới chứa đựng những thông tin « đằng sau cánh gà » hấp dẫn mà bạn không thể đọc được ở bất kì đâu (với lí do « lưu hành nội bộ »).

Trong chuyến The Guardian, khi biết bọn tớ đang học Truyền thông, cô nhân viên đã đổi hướng từ giới thiệu lịch sử hình thành tòa báo để nói về sự quan trọng của nội dung trang bìa. Hôm đó, cô đã lấy ví dụ về việc The Guardian đã phải đổi đi đổi lại những đề xuất trang nhất nào sau khi xảy ra sự kiện 11/9.

Hay, trong chuyến tham quan sân vận động Emirates, bọn tớ đã được cho phép thăm khu vực làm việc của giới báo chí, nơi thường tổ chức họp báo của CLB Arsenal và cả… khu vực thay đồ của các cầu thủ! Cũng trong chuyến đi đó, bọn tớ mới biết được trò giải trí của các cầu thủ Arsenal sau giờ ra sân chính là trò đá banh bàn! Nếu không đến thăm Emirates, có lẽ tớ cũng chẳng thể hình dung được bộ phận truyền thông của CLB lại có một anh chàng nhân viên bị cà lăm (vì tớ vẫn luôn nghĩ rằng những người bị cà lăm thì không thể làm truyền thông được, nhất là làm những nhiệm vụ cần phát biểu thường xuyên).

Chính những chuyến du lịch học hỏi càng giúp tớ nhận ra có những niềm tin lâu nay sắt đá nhưng lại hóa sai lầm. Và sẽ là sai lầm lớn nhất của tớ nếu từ chối chuyến du học ngắn ngày đến Amsterdam vào năm sau. Tớ tin rằng, dù đã đến thăm Amsterdam hơn 5 lần rồi, thì những bài học sắp tới chắc chắn sẽ thiệt nhiều khác biệt.

TRANG AMI  www.trangami.com

Tip tip cho việc tổ chức một chuyến du lịch học hỏi

–         Bạn có thể khởi động bằng những chuyến du lịch học hỏi ngay trong nước.

–         Phải có ít nhất 2 đề xuất về điểm đến để mọi người bình chọn.

–         Chuyến đi chỉ nên có một chủ đề xuyên suốt duy nhất

–         Kế hoạch chi tiết về chuyến đi phải được trình lên nhà trường vào đầu năm học

–         Chương trình gây quỹ có thể khởi động sau kì kiểm tra giữa học kì I

–         Không nên tổ chức hơn 50 người/ chuyến đi

–         Cuôi cùng, đừng ngại ngần liên hệ với những trụ sở nghe-toát-mồ-hôi- hột. Tớ tin rằng nếu có một kế hoạch cụ thể, chuyên nghiệp và nhiệt tình thì… số 5 Hòa Mã cũng sẽ sẵn sàng rộng cửa đón bạn đến « du lịch học hỏi » thôi!

read more

Tổng hợp những điều người nước ngoài nhận định về phụ nữ Pháp

Nước Pháp hào hoa với thủ đô Paris kinh đô ánh sáng và thời trang hoa lệ, là đất nước mang vẻ đẹp lãng mạng cùng những người đàn ông ga lăng, cùng những cô gái Pháp kiêu sa, quyến rũ. Điều này có hoàn toàn đúng trong mắt những khách du lịch quốc tế đã từng đặt chân đến Pháp? Dưới đây là những tổng hợp về những nhận xét tiêu cực của người nước ngoài về Phụ nữ Pháp và lời bình theo nhận định của người viết, mời độc giả cùng đọc và đưa ra những nhận định của các bạn.

- Keo kiệt ( có lẽ nhận định này cũng không sai lắm, nhất là khi kinh tế ngày càng khó khăn, người Pháp luôn tính toán rất kỹ trước khi chi tiền)

- Rất hấp dẫn ( tất nhiên ở đâu cũng có phụ nữ đẹp và phụ nữ xấu, tuy nhiên phụ nữ từ 18-45 ở Pháp rất biết cách làm đẹp và tự tin về ngoại hình của họ

- Hơi dễ dãi một chút, và săn sàng cho tình một đêm ( Có xu hướng thoải mái hơn Châu Á về vấn đề tình dục, nhưng không phải cô gái Pháp nào cũng sẵn sàng qua đêm với một người lạ. “Yêu” thì cũng phải có cảm xúc mới yêu được chứ”

- Chuyên gia trên giường ( Nhận định không sai, khi sex là một chủ đề mà cả đàn ông, phụ nữ Pháp rất quan tâm tìm hiểu và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Sex là món ăn tinh thần không thể thiếu của họ

- Có tố chất quý tộc ( Cũng đúng, phụ nữ Pháp có chút gì đó kiêu sa, và thích biểu hiện một cách hơi quý tộc, hay nói khác đi họ luôn tự xem mình như những nàng công chúa vậy )

- Rất độc lập ( Họ hoàn toàn không lệ thuộc vào đàn ông, luôn đấu tranh về bình đẳng giới trong công việc cũng như trong gia đình )

- Rất yêu bản thân họ ( điều này rất chính xác, về cơ bản chủ nghĩa cá nhân ở Phương Tây đã lớn, phụ nữ Pháp thì họ càng rất yêu bản thân, luôn chăm sóc bản thân mình trước rồi mới nghĩ đến người khác)

- Nhiều lông ( phụ nữ Pháp đúng là có nhiều lông mao hơn phụ nữ nước khác )

- Bẩn ( Nhiều người nói người Pháp bẩn, điều này có lẽ không đúng , chỉ là số ít , rất ít làm biếng vệ sinh thôi, nhìn chung phụ nữ Pháp lúc nào cũng thơm phức và sạch sẽ )

- Hơi khó gần ( đối với đàn ông, nhất là người nước ngoài, nếu bạn không tiến trước một bước, chắc chẳng có cô gái Pháp nào bắt chuyện với bạn )

- Tư duy hẹp ( Khó mà đánh giá được vấn đề này của một dân tộc văn minh như Pháp, nhưng đúng là khi sống trong một thế giới tiện nghi và văn minh quá, thì sự tư duy và sự sáng tạo ngày càng giảm đi thật )

- Lười biếng ( Họ làm việc ít hơn so với những nước khác, 35 h / Tuần, đi du lịch nhiều hơn, bình đẳng hơn đồng nghĩa với việc nhiều đàn ông cũng phải làm việc nhà thay cho phụ nữ. Và thực tế là giới trẻ Pháp ngày nay, chẳng quan tâm gì đến nội trợ và chăm sóc gia đình )

- Hay trễ giờ ( Phụ nữ Pháp trang điểm không lâu lắm, nhưng tác phong cũng hơi lề mề, nhất là ở các thành phố lớn, họ là những quý cô mà )

Bên cạnh những nhận định không tốt về Phụ nữ Pháp thì chúng ta cũng phải nhận định một điều là phụ nữ Pháp luôn được nhắc đến như đại diện của cái đẹp, sự sang trọng, thời trang, thông minh và yêu ẩm thực văn hoá, và đặc biệt được đánh giá là gọn gàng nhất Châu Âu , do họ rất để ý đến chế độ ăn uống.

Tác giả và vài cô bạn người Pháp

Tác giả và vài cô bạn người Pháp

Cuộc sống công nghiệp hoá ngày nay có nhiều thay đổi. Nhưng hình ảnh người phụ nữ Pháp vẫn là đại diện hoàn hảo cho đất nước xinh đẹp này .

 

Mạnh Linh NGUYỄN

read more

8 điều nên khám phá ở Paris

Paris – cái tên gợi lên sự lãng mạn, sang trọng và vẻ đẹp. Có rất nhiều thứ ở kinh đô ánh sáng cho bạn khám phá mà có lẽ, dù đến đây vài lần, bạn vẫn chưa biết hết.

Những cuốn sách du lịch nói với bạn về bảo tàng, những địa điểm nổi tiếng, cho bạn biết nên ở đâu, ăn gì. Còn dưới đây, là những gợi ý mà bạn nên “ngắm” để hiểu hơn về một Parismộng mơ.

1. Con người

Có lẽ, một trong những điều tuyệt vời nhất ở Paris chính là quan sát con người. Khi đôi chân bạn đã rã rời vì đi bộ qua các điểm tham quan, hãy tìm cho mình một quán cafe ven đường – vốn có rất nhiều trên đường phố Paris. Khi đó, hãy để cho cơ thể mình được nghỉ ngơi, tâm hồn tĩnh lặng và ngắm nhìn cuộc sống nhẹ nhàng trôi qua trước mắt.

2. Nghĩa trang

Đây không hẳn là một gợi ý kỳ cục, bởi trên thực tế, nghĩa trang ở Paris là một nơi vô cùng yên bình để bạn có thể rảo bộ. Có 2 nghĩa trang nổi tiếng ở Paris – nơi có mộ của rất nhiều nhân vật lừng danh là Pere Lachaise và Cimitiere Montparnasse.

3. Shopping… bằng mắt

Paris nổi tiếng lịch lãm, phong cách. Những tủ kính bày hàng là minh chứng rõ nét cho điều đó. Dù là một cửa hiệu thời trang hay tiệm bánh ngọt, mọi thứ đều được bày biện vô cùng tinh tế và đẹp mắt. Shopping qua những khung cửa kính bày hàng ở đây hoàn toàn miễn phí!

4. Chợ trời

Một trong những khu chợ trời nổi tiếng nhất ở Paris là St Ouen – nơi có hàng trăm gian bán đồ cổ với rất nhiều thứ lạ mắt và hiếm có. Nhưng cùng với nó là sự xuất hiện của rất nhiều kẻ móc túi. Vì vậy, nếu một ngày bạn có nhã hứng dạo chợ thì cũng nên cẩn thận.

Ngoài ra, Paris cũng có nhiều khu chợ khác như Porte de Vanves,Marché au Puces d’Aligre.

5. Công viên

Công viên cũng là một “đặc sản” của Paris với không gian rộng rãi, thoáng mát và bạt ngàn sắc xanh. Một trong số chúng rất nổi tiếng, chẳng hạn như Jardins de Luxembourg, một số nép mình hơn nhưng vẫn có những điểm hấp dẫn riêng.

Gợi ý cho bạn khi muốn dạo chơi công viên ở Paris là Parc Montsouris, Parc Aux Buttes-Chaumont và Jardin des Plantes.

6. Những viện bảo tàng độc đáo

Paris không chỉ có Louvre! Nếu muốn có một buổi chiều thú vị, bạn hoàn toàn có thể chọn cách khám phá những bảo tàng ít tên tuổi hơn, chẳng hạn như bảo tàng về hội Tam điểm, bảo tàng đồ giả hay bảo tàng lịch sử cảnh sát.

Điểm cộng của những nơi này là bạn sẽ không phải gặp cảnh chen chúc khách du lịch như ở Louvre!

7. Những con phố

Ở những thành phố đẹp và cổ kính như Paris, một trong những nhã hứng dễ chịu nhất là dạo bước qua những con phố nhỏ bé, yên bình và đượm màu thời gian. Hơn nữa, bạn cũng không cần phải gò mình vào một lịch trình có sẵn, cứ đi theo tiếng gọi của trái tim, bước xuống bất kỳ con đường nào mang lại cho bạn cảm xúc muốn khám phá. Biết đâu, trên những con phố đó, bạn lại phát hiện ra một góc thú vị nào đó khác của Paris.

8. Khung cảnh

Đến với Paris, hãy thử một lần nhìn ngắm cả thành phố ở trên cao!

Nếu bạn ngại phải xếp hàng để lên đỉnh tháp Eiffel, hãy tới nhà thờ Sacre Coeur hay đồi Montmartre, bạn sẽ được ngắm một số khung cảnh tuyệt đẹp của Paris.

Theo Hồng Giang
Bưu điện Việt Nam

read more

Lãng mạn cà phê hè phố ở Paris

Ở từng góc phố, những quán cà phê nhỏ bé, nên thơ với những giỏ hoa sắc màu sặc sỡ như một nét điểm xuyết đáng yêu cho Paris tráng lệ. Chọn một góc khuất, nhâm nhi một tách cà phê thơm nồng để tận hưởng cuộc sống êm đềm nơi đây.

Sự thực đến Paris mà không vào quán uống cà phê, bạn sẽ “không thấy và không có Paris”. Những quán cà phê nhỏ bé, xinh xắn hiện diện ở mỗi góc phố, bên bờ sông, bên cạnh quảng trường, dã chiến với những bộ bàn ghế gỗ đơn giản, những chiếc dù che nắng duyên dáng hay thực đơn được viết đơn giản bằng bảng đen phấn trắng.

Suốt con đường dài bên tả ngạn sông Seine gọi là đường của các quán cà phê. Mỗi góc phố đều có một quán cà phê với lối trang trí đặc biệt Pháp, mở thông ra hè phố.

ca-phe5-4442-1379317646.jpg

Các quán cà phê ở khắp các đường phố, ngõ ngách của Paris hoa lệ. Ảnh: Colourofviet.com

Dưới mái hiên che bằng nhựa trong để lấy ánh sáng là những chiếc ghế mây nhỏ, những bàn tròn hay vuông gọn gàng cho hai, ba người ngồi hay những bộ bàn ghế sắt sơn trắng uốn lượn xinh xắn, được phủ lên môt lớp khăn ren hay kẻ sọc thanh nhã.

Du khách không thể nào không dừng bước trước những mùi thơm dễ chịu tỏa ra từ những quán ngoài trời giản dị mà tinh tế với những giỏ hoa tươi ngập tràn màu sắc trải dài khắp quán.

Thú vị nhất là ngồi ở quán Procope ở tả ngạn sông Seine, một trong những quán cà phê cổ nhất Paris, nhấm nháp một ly cà phê thơm nồng, phóng tầm mắt và cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn của xứ sở tình yêu này.

quan-ca-phe-8487-1379317646.jpg

Quán cà phê nổi tiếng ở Paris luôn hấp dẫn bất kỳ du khách nào đến thăm. Ảnh: Le Procope

Người Pháp hay nhâm nhi tách cà phê trên góc phố cùng với chiếc bánh croissant, hay mấy thanh chocolate đen, kẹo nougat…

Cà phê cũng thường được chia ra làm 2 loại:

Café au lait và Café noir. Cafe au lait có pha trộn từ cafe với sữa, kem, bơ tươi. Đó có thể là Café noisette – espresso đậm đặc pha chút sữa tươi hảo hạng.

Cafe Noir nguyên chất, vị nặng và đằm, thường được phân loại dựa theo xuất xứ, chất lượng của hạt cà phê cũng như nồng độ pha chế.

ca-phe-phap1-6257-1379317646.jpg

Một bữa sáng phong cách của người Pháp. Ảnh: colourofviet.com

Nếu một lần đến Paris, hãy chọn một góc khuất ở bất cứ ngã tư nào của thành phố, gọi một cốc cà phê sữa, ngắm nụ cười mỉm đặc biệt của người Pháp, tận hưởng cuộc sống êm đềm trôi nơi đây.

Nguồn Lynne www.dulich.vnexpress.net/

read more

Giao tiếp với người Pháp

Chào hỏi Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó.

Tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm được đánh giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan trọng là giữ thể hiện cho người khác, tránh xung khắc công khai.

Khi được mời, tuyệt đối không được phép từ chối. Nếu thật sự không có thời gian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau. Ở Pháp, bữa ăn vẫn là nơi và dịp đàm phán, thương thảo hợp đồng thuận tiện và được ưa chuộng.

Khi làm quen, nên trao đổi với người Pháp về các chủ đề văn hóa – xã hội, tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm. Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng nghe. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn từ hay tỏ điều gì để người Pháp có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ.

Đàm phán

Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước được nên thường có chuẩn bị kỹ cũng ít tác dụng vì mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhiều khi kết quả chỉ đạt được vào phút cuối hay trong lúc chuyện riêng khi nghỉ giải lao.

Cách ăn tiệc

Ngay cả trong những bữa tiệc chính thức cũng không nhất thiết phải thắt cravat. Nhưng nam giới nhất thiết phải vận comple đồng bộ hoặc đờ mi. Cử chỉ lịch thiệp rất được để ý đến ở nước Pháp, đặc biệt đối với phụ nữ. Nam giới mở cửa mời phụ nữ bước vào và giúp phụ nữ khoác áo choàng. Khi ăn tiệc trong nhà hàng, phụ nữ được phục vụ trước, sau đó mới đến nam giới và chỉ sau khi tất cả đều đã được phục vụ đồ ăn hay đồ uống thì mới bắt đầu ăn hay uống.

Khi vào nhà hàng không được phăm phăm đi về phía chiếc bàn nào đó, mà nên chờ bồi bàn đến hỏi và hướng dẫn. Có thể không chấp nhận chiếc bàn do bồi bàn giới thiệu mà đề nghị chỗ ngồi khác.

Không dứt khoát phải có đồ ăn tráng  miệng, nhưng có thì càng tốt. Đồ uống sau đó thường là cà phê hoặc chè. Khi đó mới được bắt đầu trao đổi về công việc, trước đó tuyệt đối không nên.

Nâng cốc chạm mạnh và nói to lời chúc thường bị coi là thiếu tinh tế. Chỉ nên nâng cốc, chìa ra làm hiệu chạm cốc với nhau thôi.

Trong bữa ăn làm việc thường dùng rượu vang, nhưng với mức độ vừa phải, nhiều khi chỉ một cốc. Sau món chính, cốc rượu vang thường được dọn đi.

Trả tiền

Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện người nào tự trả cho người nấy. Có để lại tiền típ – nhưng không vượt quá 10%.  Ai mời thì trả tiền.

Quà tặng

Khi được mời riêng, nên mang theo hoa hoặc bánh kẹo ngon đến làm quà tặng cho bà chủ nhà. Bó hoa thường được bó và trang trí rất đẹp và nghệ thuật nên khi tặng cứ để nguyên.

Quần áo

Trong giấy mời thường ghi rất rõ yêu cầu về ăn vận quần áo cho phù hợp. Nếu ở đó ghi “Tenue de soirée”  thì có nghĩa là yêu cầu ăn mặc lịch sự: comple thẫm màu, thắt cravat  đối với nam giới và váy sang trọng đối với phụ nữ. Nếu ở đó ghi “Tenue de ville” thì có thể ăn vận đơn giản hơn, không nhất thiết phải có cravat.

Tính chính xác

Thời gian là khái niệm giãn nở ở Pháp. Ít khi các hoạt động bắt đầu đúng giờ. Tuy nhiên trong công việc phải tuyệt đối tuân thủ về giờ giấc

Nguồn Tổng hợp Internet

read more

Lợi thế của du học sinh khi về nước lập nghiệp

Dù học ở trong nước hay đi du học, bạn cũng đều có lợi thế cho riêng mình. Vậy lựa chọn du học sẽ có lợi thế gì khi về Việt Nam khởi nghiệp so với học tập trong nước?

Tự tin

So với cuộc sống bao bọc của gia đình, du học sinh phải tự xoay xở và sống độc lập từ sớm. Chưa kể đến môi trường học tập yêu cầu tư duy độc lập, kinh nghiệm làm việc thực tế buộc bạn phải học hỏi và trải nghiệm nhiều. Những năm tháng học tập ở nước ngoài sẽ tôi luyện kinh nghiệm quý giá khiến bạn trưởng thành và tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh.

Cao Phương Hà, cựu sinh viên đại học Havard, hiện đang là tổng giám đốc Street job Việt Nam tâm sự điều chị học được trong những năm tháng du học chính là thái độ “Can-do attitude”, một sự tự tin nhất định ở bản thân. Không phải kiến thức trên ghế nhà trường hay kinh nghiệm làm việc mà chính sự tự tin tạo cho chị bản lĩnh dám nghĩ dám làm, từ đó đưa ra được những giải pháp cho một vấn đề nan giải.

Anh Hồ Quang Khánh, CEO Cùng mua chia sẻ: “Ăn thua vẫn là liều, bây giờ có học bằng MBA hay bằng nọ bằng kia, học càng nhiều thì phân tích càng nhiều, phân tích càng nhiều thì càng khó làm”. Nhưng cũng cần lưu ý “điểm quyết định sự thành công là ở sự tự tin, nhưng tự tin một cách thái quá thì cũng khó hòa nhập”.

Suy nghĩ độc lập

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong phương pháp học tập khi đi du học và học tại Việt Nam. Một trong những điểm khác biệt là sinh viên được yêu cầu tự làm việc và phân tích độc lập. Chẳng hạn, khác với ở Việt Nam, các giáo sư luôn muốn học sinh tự tìm hiểu và phát triển ý tưởng của bản thân nên để giao bài tập nhóm trước. Khi vấp phải vấn đề và đã thảo luận nhóm cặn kẽ, giáo sư mới giải đáp và hệ thống toàn bộ kiến thức chính. Cách học này nhớ bài rất lâu và giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

Anh Lê Trí Thông, phó tổng giám đốc ngân hàng Đông Á, cựu du học sinh Oxford cho rằng du học không chỉ là kiến thức mà chính là cách suy nghĩ, tiếp cận vấn đề một cách đa chiều và dung hòa, cởi mở. Ở Việt Nam không khuyến khích suy nghĩ độc lập và phát triển cá tính con người, nhưng ở nước ngoài lại rất khuyến khích điều đó. Việc này giúp anh nhận ra không chỉ có một lời giải duy nhất đúng sai hoàn toàn cho một vấn đề. Quan trọng là cách làm sao để dung hòa các lời giải và tìm cách giải quyết hiệu quả nhất

Góc nhìn mới

Đi du học bạn sẽ có dịp trải nghiệm nền văn hóa của nhiều quốc gia từ các sinh viên quốc tế, mở rộng mối quan hệ và học cách làm việc trong các doanh nghiệp toàn cầu. Chị Trương Thanh Thủy, CEO Greengar, cựu du học sinh Mỹ đã học được cách nhìn hoàn toàn mới từ những người bạn quốc tế của mình khi đi du học. Chẳng hạn “khi bạn định làm một điều gì đó và một người chạy đến nói với bạn “Đã có người khác làm trước cậu rồi”, thường các bạn Việt Nam sẽ lo lắng, nhưng với những bạn được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường Mỹ thì sẽ có mong muốn làm tốt hơn nữa”.

Chị Thủy cũng nghĩ những người đánh giá thấp mình là cần thiết vì người ta cho mình thấy được thực tế. Không phải ai cũng có cái nhìn này. Người khác chỉ có thể đánh giá thấp về mình khi người ta nói ra được khuyết điểm của mình. Đó là một cơ hội để bản thân cố gắng nhiều hơn nữa. Một người khởi nghiệp cần phải biết lắng nghe những gì người khác nói. Nhưng điều quan trọng nhất là phải tin vào chính mình.

Cọ xát với thực tế

Việc học ở Việt Nam không khuyến khích đầu tư thời gian vào công việc bên ngoài trường học. Tuy nhiên du học có thể coi như một môi trường giả lập trước khi bước vào sự nghiệp. Bạn có thể sử dụng việc học tập trên trường như một phép thử. Chẳng hạn kinh doanh nhỏ, tham gia dự án, tìm lời giải cho một tình huống thực tế…

Anh Hồ Quang Khánh, CEO Vật giá đã làm việc cho quỹ đầu tư Mekong Capital chia sẻ rằng ngoài việc áp dụng được một phần kiến thức trên trường vào công việc, Khánh còn học được cách tổ chức công việc và kỹ năng quản lý đánh giá nhân viên: “Khi tuyển một nhân viên thì người đó phải nhìn thấy được mục tiêu chung của công ty để làm việc. Trong một công ty thì xu hướng “co cụm” cũng dễ xảy ra, sẽ có tình trạng so sánh phòng ban nọ hơn phòng ban kia. Là người lãnh đạo thì phải luôn hướng họ về một mục tiêu chung của công ty. Không nên đổ tại người Việt như thế này hay thế khác, mà ăn thua là ở cách tổ chức để giúp họ làm tốt nhất”. Chắc chắn những kĩ năng sống còn này đã giúp anh đưa Vật giá phát triển như bây giờ.

Bất kể đi đu học hay học trong nước đều có những lợi thế nhất định, nhưng bạn cần biết trường đại học chỉ là nơi cung cấp những kĩ năng cơ bản cho sự nghiệp sau này. Kiến thức học tập trên trường ngày nay có thể tìm kiếm đầy rẫy trên Internet hay sách báo. Thậm chí bạn có thể mua giáo trình nước ngoài về tự học trên Amazon. Vì vậy điểm mấu chốt là học được cách biến những thứ chưa biết thành đã biết, cách thay đổi và thích nghi cho phù hợp với môi trường làm việc. Vì vậy học ở đâu không quan trọng bằng việc bạn đã học được gì và áp dụng như thế nào.

Nguồn  www.hotcourses.vn

read more
pulse crypto price prediction buy cialis or generic tadalafil