Mời các bạn tải Sổ tay du học Pháp 2014 do Hội sinh viên Viên Nam tại Pháp chủ biên tại link sau
Mời các bạn tải Sổ tay du học Pháp 2014 do Hội sinh viên Viên Nam tại Pháp chủ biên tại link sau
Xin chào ACE,
Để chuẩn bị cho Diễn đàn Du học Pháp tại Việt Nam vào đầu tháng 8/2014, rất mong các ACE sẽ tham gia đóng góp ý kiến để cuốn “Hướng dẫn Du học Pháp 2014″ đem đến những thông tin chính xác nhất đến các bạn sinh viên có mong muốn du học Pháp.
Phiên bản năm 2013 được đính kèm trong mail (Guide UEVF – Version pour impression.pdf)
Đề nghị BCH các chi hội cập nhật lại thông tin của thành phố mình theo mẫu sau và gửi về trước 23h59 ngày 20/05/2014 (tối đa 3 trang, kiểu chữ : Times new Roman, cỡ chữ :12pt):
Guide_du_hoc_phap_2014_ten-
Mọi thông tin đóng góp khác xin được gửi về : [email protected]
Thời gian dự kiến :
– Hà Nội : Thứ 7, ngày 02/08/2014 ở Đại học Xây Dựng, 55 Đường Giải Phóng
– TP Hồ Chí Minh : Chủ nhật, ngày 03/08/2014 tại Hội trường nhà D Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-TPHCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1
– Đà Nẵng : Thứ 2, ngày 04/08/2014 tại trường ĐH Đà Nẵng, 41 Lê Duẩn, Q. Hải Châu
Nếu các bạn có ở Việt Nam trong thời gian này thì BTC rất mong nhận được sự tham gia của các bạn vào Diễn đàn trên cương vị hướng dẫn thông tin Du học Pháp cho buổi Diễn đàn.
Đường dẫn đăng ký tình nguyện viên : www.goo.gl/2CCiBV
Thân ái,
T/M BTC Forum Du học Pháp 2014
Biển Việt Nam là một bộ phận không tách rời và chiếm vị trí trọng yếu trong bình đồ biển Đông – một khu vực địa lý giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi ích liên quan đến các tranh chấp chủ quyền biển, đảo phức tạp và kéo dài trong lịch sử.
Tải toàn văn cuốn sách tại đây.
Biển gắn bó với bao thế hệ người Việt, là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc ta, là chỗ dựa sinh kế cho hàng triệu người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Trong vùng “biển bạc”, mỗi hòn đảo không chỉ như những thỏi “vàng xanh” mà còn là một “cột mốc chủ quyền” tự nhiên của quốc gia. Biển thiêng liêng là vậy, vì thế bảo vệ và phát triển vì sự trường tồn của biển, đảo quê hương là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc, trước tiên, tuổi trẻ nước ta phải hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với những vấn đề biển, đảo nói chung và biển Đông nói riêng. Với những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, lớp trẻ Việt Nam hôm nay sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành động thiết thực vào trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.
Đại dương và biển là di sản của tương lai, cho nên không phải ngẫu nhiên thông điệp Ngày đại dương thế giới năm 2011-2012 được Liên Hợp quốc chọn là: “Tuổi trẻ – nguồn sức mạnh để bảo vệ đại dương!”.
Nhận thức được sứ mệnh và tính tiên phong của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong hội nhập và phát triển đất nước, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho một số cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi – đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cấu trúc cuốn sách gồm 3 phần:
(1) Hỏi – đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.
(2) Hỏi – đáp về các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam trong biển Đông.
(3) Hỏi – đáp về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
Cuốn sách là cẩm nang cần thiết, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh và sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tuổi trẻ Việt Nam cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của công dân biển; hăng hái đi đầu trong học tập, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về lĩnh vực biển ngang tầm với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Ban Tuyên giáo Trung ương xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp hiệu quả của các chuyên gia, các nhà khoa học, các ban, ngành, tổ chức để xây dựng nên cuốn sách này. Trong lần xuất bản đầu, cuốn sách có thể còn những hạn chế, Ban biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau!
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tải toàn văn cuốn sách tại đây.
Theo BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
Các bạn sinh viên, nhất là những sinh viên học kinh tế, thường đặt câu hỏi “Đăng ký với ĐSQ thì được gì và mất gì?”. Đăng ký là thủ tục chúng ta phải làm thường xuyên: ở địa phương, có đăng ký thường trú; khi đến khách sạn hay một nơi nào khác, cần đăng ký tạm trú; để được nhận vào học tại một cơ sở nào đó, cần đăng ký nhập học; đến một nước nào đó, cần phải làm thủ tục nhập cảnh – thực chất cũng là đăng ký.
Đại sứ quán Việt Nam là cơ quan đại diện cho Việt Nam ở nước ngoài, với một trong các nhiệm vụ là bảo vệ công dân VN tại nước đó. Việc đăng ký với ĐSQ là nghĩa vụ và đồng thời cũng là quyền lợi của công dân.
Là nghĩa vụ vì việc đăng ký của bạn giúp cho ĐSQ nắm được tình hình công dân nước mình tại nước sở tại, có được các số liệu thống kê phục vụ cho việc hoạch định và thực thi các chính sách. Là quyền lợi vì bạn sẽ được ĐSQ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp khi những quyền lợi đó của bạn bị vi phạm. Làm sao ĐSQ có thể hỗ trợ được bạn khi không biết bạn là ai, làm gì, ở đâu, liên hệ với bạn như thế nào?
Thời gian qua, ĐSQ nhận được không ít hộ chiếu VN (bị mất, được cảnh sát Pháp tìm thấy và chuyển cho ĐSQ) nhưng không thể tìm được chủ nhân của chúng vì không có địa chỉ hoặc điện thoại. Rất nhiều sinh viên, vì các lý do khác nhau (để xin việc làm, người nhà được cất nhắc vào những vị trí quan trọng và nhiều hoàn cảnh khác rất đa dạng khác), cần giấy chứng nhận của ĐSQ đối với thời gian học tập tại Pháp nhưng ĐSQ làm sao có thể cấp giấy chứng nhận cho các bạn nếu không hề biết về các bạn?
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “được gì?”. Đáng tiếc là tôi vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi “mất gì” (sơ bộ mới thấy mất khoảng 5’ để điền vào “Bản tự khai Lưu học sinh” và 1 con tem để gửi bưu điện”). Rất hy vọng những bạn đã đăng ký với ĐSQ giúp trả lời “câu hỏi khó” này.
Vì thế, các bạn lưu học sinh (kể cả những sinh viên du học theo diện tự túc) nên tiến hành các thủ tục sau đây:
Bùi Anh Tuấn (Bí thư thứ nhất, ĐSQ Việt Nam tại Pháp)
Về mặt nguyên tắc thì PACS la một hợp đồng. Bản hợp đồng này được thực hiện giữa hai người mong muốn tổ chức một cuộc sống chung.
Về mặt nguyên tắc thì PACS là một hợp đồng. Bản hợp đồng này được thực hiện giữa hai người mong muốn tổ chức một cuộc sống chung. Hai người phải là người lớn (majeures), thuộc hai giới tính khác nhau hoặc là cùng giới tính. Không tồn tại một PACS cho nhiều hơn 2 người. Hai người làm PACS phải sống cùng nhau (disposer d’une résidence commune).
PACS không giới hạn về quốc tịch của bạn.
PACS không được thực hiện giữa nhưng ngừoi thuộc vào các mối quan hệ sau đây :
+ huyết thống 1 đời, ( cha và con, mẹ và con, anh chị em ruột , ….)
+ huyết thống 2 đời, ( chú và cháu ruột , cô và cháu ruột ….)
+ các quan hệ như : mẹ vợ và con rể, bố chồng và con dâu, … PACS không được thực hiện nếu 1 trong hai người đã có statut marié(e) hoặc đã pacser với 1 người thứ 3. Địa điểm làm PACS : Nếu hai người ở Pháp thì làm ở địa phuơng nơi hai người có residence commune. Hai người phải đến trình diện trực tiếp, không cử người thay thế hay đại diện được. Phải trình convention PACS, hai người có thể tự viết theo mẫu sẵn hoăc thuê notaire viết.
Những giấy tờ cần nộp :
+Convention PACS (1 cái chung cho 2 người)
+Bản copy của giấy chưng minh thư ví dụ như : chứng minh thư của người Pháp, hộ chiếu, …
+Bản copy của giấy khai sinh (3 tháng đối với người Pháp và 6 tháng đối với người nước ngoài)
+Bản tự viết về mối quan hệ giữa hai người không vi phạm vào điều khoản của PACS
+ Bản tự viết về địa chỉ nơi chung sống của hai người Ngoài ra, tùy thuộc vào hoàn cảnh của người muốn PACS (đã ly dị, đã từng có PACS khác trước đó ,….) cần phải nộp thêm cá giấy tờ chứng minh là hiện tại không còn giàn buộc gì
Một số quyền lợi của người có PACS :
+ Được giảm thuế.
+ Thuận lợi hơn cho việc xin titre de séjour đối vời người nước ngoài khi pacser với người Pháp , tuy nhiên PACS không có nghĩa là được titre de séjour một cách tự động.
+ Nếu hợp đồng thuê nhà đứng tên 1 người mà người này gặp rủi ro (bị chết hoặc tai nại) thì người còn lại vẫn được tiếp tục ở tại residence commune đó.
Bạn có thể tham khảo chi tiết tại : http://vosdroits.service-public.fr/F1026.xhtml hoặc http://www.le-pacs.fr/
Công ty Luật TNHH Minh Tín trả lời Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 13/08/2009 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu về xét miễn thuế thì “Hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại được xét miễn thuế trong định mức”. Hiện nay, Nghị định 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 nhưng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa ban hành văn bản mới hướng dẫn cụ thể về định mức quà biếu, quà tặng được miễn thuế.
Thực tế, Cơ quan Hải quan vẫn áp dụng quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, điểm b khoản 4 Điều 104 Thông tư số 79/2009/TT-BTC quy định cụ thể: “Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá một triệu đồng, hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt.” Tuy nhiên, thông tư này cũng quy định một số trường hợp giá trị quà biếu, quà tặng vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế nhưng không phải nộp thuế đối với phần vượt nếu thuộc trường hợp được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng dưới đây:
1. Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này đơn vị phải ghi tăng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, trị giá lô hàng quà biếu, quà tặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng chế độ hiện hành về quản lý tài sản cơ quan từ kinh phí ngân sách cấp phát;
2. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học; 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương. Như vậy, đối chiếu với các quy đinh nêu trên, nếu giá trị quà tặng của bạn gửi cho vợ con không vượt quá một triệu đồng, hoặc vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng thì được miễn thuế. Trân trọng! Công ty Luật TNHH Minh Tín, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
(Bài sưu tầm trên vnexpress.net)
Bài viết này cung cấp thông tin cho các bạn quan tâm đến việc chuyển đổi statut sang salarié hoặc có titre salarié, nêu ra các yếu tố quan trọng giải thích tại sao nhiều bạn bị từ chối đổi statut sang salarié và cung cấp những kinh nghiệm, lời khuyên trong việc đổi statut sang salarié.
Voilà, sau một thời gian 2 năm sau khi tốt nghiệp, bản thân người viết trải qua thành công một quá trình không ngắn để có được titre salarié “ổn định” : tìm việc, changement de statut, đổi việc, và cả renouvellement du premier titre salarié, rồi phải…làm lại changement de statut lần 2!. Sau đó có đọc trên một số diễn đàn thì thấy nhiều bạn hiểu lơ mơ, chỉ nghe truyền miệng và hầu hết là có thông tin không chính xác. Vì thế, tác giả viết bài này tổng hợp lại các thông tin quan trọng liên quan, với mong muốn giúp các bạn có được thông tin thực tế và chính xác. Thủ tục cụ thể của changement de statut như thế nào, các bạn đọc thêm bài http://vanhoaphap.com/?p=1240
Nếu các bạn cần giải đáp vấn đề gì liên quan, xin mời gửi câu hỏi trong phần Bình luận của bài viết.
Bạn được một công ty tại Pháp nhận vào làm việc với một hợp đồng CDI sau những năm tháng học hành vất vả và cần phải đổi statut sang salarié (changement de statut) mới được bắt đầu công việc. OK, bạn đổi statut và đi làm, nhưng nếu không may một trong những tin xấu rơi trúng đầu : công ty bị phá sản, bạn không qua khỏi giai đoạn thử việc, hay đơn giản là muốn nhảy việc vì có chỗ khác “ngon” hơn? Lúc này mọi thứ sẽ như tơ vò nếu bạn chưa biết các điều sau:
Cập nhật : từ ngày 18/01/2013, danh sách 14 ngành bị huỷ bỏ, nghĩa là không còn hạn chế với người nước ngoài khi đổi statut.(http://vosdroits.service-public.fr/F3100.xhtml)
(NNB: bài viết sẽ được cập nhật thường xuyên)
Tham khảo :
Nguồn http://nhungnguoiban.org/
Khi bạn là sinh viên bạn có quyền đi làm một số giờ nhất định trong năm nhưng nếu bạn tìm được một công việc ngắn hạn hoặc lâu dài plein temps và có hợp đồng làm việc thì bạn phải đổi statut từ sinh viên sang loại khác ví dụ như salarié hoặc scientifique.
Trong suốt công đoạn chuyển đổi này có 4 nơi mà bạn sẽ liên quan là : (sous) préfecture nơi bạn ở, DDDT (Direction Départementale du Travail et de l’Emploi), nơi bạn sẽ làm việc, và ANAEM (để khám sức khoẻ).
Những thông tin dưới đây chỉ là trình tự chung, tuỳ thuộc vào cơ quan nơi bạn sẽ làm việc (có giúp bạn một vài khâu trong quá trình làm hồ sơ hay không) và (sous) préfecture nơi bạn ở … mà trên thực tế những việc bạn cần phải làm sẽ khác đi chút ít.
Có 1 số chú ý :
Nguồn http://nhungnguoiban.org/