Cảm xúc của du học sinh Pháp khi đón tết xa nhà

Tết Việt Nam đối với những người con xa quê luôn là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, dù về Việt Nam hay ở lại nơi đất khách, ai cũng háo hức chờ đón Tết, ai cũng háo hức chuẩn bị cái Tết của riêng mình theo một cách rất riêng.

Dù giàu hay nghèo sinh viên hay đã đi làm, độc thân hay đã có gia đình, chúng tôi những người con xa quê trên mọi nẻo đều hướng về gia đình đều hướng về quê hương.

Chúng ta cùng chia sẻ về cảm xúc khi đón tết xa nhà của các bạn du học sinh tại Pháp nhé

 HỒ NGUYỄN Duy Thịnh (SV Master năm 1 ngành điện tử – tự động hóa tại Paris)

22 tuổi. ( Đến từ Sài Gòn )

thinh-paris

Thịnh và các bạn tại Paris, thứ 3 từ phải qua

Như bao bạn du học sinh ở Pháp cũng như ở tất cả các nước khác trên thế giới, đón Tết xa nhà không bao giờ là vui cả. Cảm giác thật sự lạc lõng giữa nhữg ngày Tết khi bạn ở trên một đất nước xa lạ, bao quanh bởi những người xa lạ và nhất là không cùng văn hóa, phong tục – tập quán với Việt Nam.

Có mà bây giờ có bạn nào hỏi mình về ăn Tết lần nào chưa thì mình cũng chỉ cười trừ cho qua vì đã đón 5 cái Tết trên đất Pháp này rồi. Có vui, có buồn. Vui vì được lăng xăng chuẩn bị Tết cùng các anh, chị, bạn bè rồi đón một cái Tết xa nhà ấm cúng, tràn ngập tiếng cười và cũng không thể thiếu những màn sát phạt cùng mọi người. Buồn vì không được về Việt Nam đón Tết với ba má, với cả đại gia đình, chỉ biết gọi điện về rồi chúc từng người một trong gia đình qua điện mà thôi, mà nỗi buồn lớn nhất của mình là không được … lì xì, buồn “lớm”! (đùa thôi, chứ lớn từng này rồi không còn được nhận lì xì nữa).

Trong ký ức của mình thì những ngày cận Tết là những ngày mình cực kì đắt “sô”… dọn dẹp. Vì là đứa thích bay nhảy và rất ghét phải dọn dẹp nhà cửa với ba má nên tót sang nhà cậu di chơi, nào ngờ tránh vỏ dưa cũng gặp phải vỏ dừa, rốt cuộc là cũng bị lôi kéo đi hết nhà này sang nhà khác để giúp cậu, dì, ông bà dọn dẹp nhà cửa. Đích cuối cùng của cái hành trình đầy gian khổ những ngày Tết là lại về nhà mình dọn dẹp phụ ba má tiếp. Nghĩ lại thấy mệt thật mà được vui vầy với gia đình mình, giờ thì hết được bay nhảy rồi. Còn nhớ cái Tết xa nhà đầu tiên bên này là cảm giác vô cùng sung sướng, mãn nguyện khi không còn cái cảnh chạy “sô” nữa nhưng trong lòng buồn vợi vợi vì không còn được vui đùa trong không khí Tết Sài Thành nữa.

Thời gian trôi qua thật nhanh, 5 năm rồi cơ đấy! Thèm không khí Tết, thèm được về với ba má, thèm nồi thịt kho trứng của bà ngoại, thèm được tiền mừng tuổi của ba má, thèm, thèm và chỉ biết thèm mà thôi. Tết thứ 5 này cũng vậy, chỉ mong Tết năm sau được bay về nhà!

Huỳnh Vũ Khánh Châu 20 tuổi – Tp Hồ Chí Minh

(sinh viên năm 3 ngành Truyền thông thông tin tại Nice)

huynh-vu-khanh-chau-nice

 

Sinh viên xa nhà 3 năm và đã liền tù tì 3 cái Tết đã không thể ở bên cạnh gia đình. Chắc hẳn mọi người ai cũng có thể mường tượng được phần nào về việc Tết xa nhà hiển nhiên là buồn, nhưng nó thật sự buồn khi chính bạn là nhân vật chính trong câu chuyện đấy. « Tết » của đứa trẻ trong tôi quả thật là một từ ngữ diệu kỳ khi chỉ với một thanh âm đơn giản đó mà đã bao nhiêu hình ảnh, âm thanh, hương vị và cả mùi hương nữa chứ… cứ hiện rõ mồn một trong đầu lướt qua như một cuốn phim quay chậm.

Tôi còn nhớ cái dạo học sinh nhí nhố hồi đó, cứ đến tầm qua tết tây là tôi và bọn bạn lại bắt đầu đếm lùi và háo hức đến kì nghỉ tuyệt vời thứ nhì (sau hè thôi hihi) của năm. Tết với tôi chính thức bắt đầu khi thấy mẹ đặt lên bếp mâm cỗ cúng Ông táo Bà táo, nào trái cây gà luộc nào chè trôi nước – món mà tôi hảo nhất cùng đủ các loại bánh trái nhiều màu sắc phong phú. Nhắc đến tết ta lại thường nghĩ ngay đến việc được ăn ngon, ngủ kĩ, trao cho nhau những lời chúc an lành nhất cùng biết bao tình yêu thương chất chứa. Ông bà mạnh khoẻ, gia đình sum họp hạnh phúc, trẻ con ăn mau chóng lớn chạy tung tay khắp nơi trên tay cầm những bao lì xì đỏ may mắn. Có lẽ chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng cũng đã đủ làm ấm lòng bất cứ người dân Việt nào khi nghĩ đến Tết.

Tôi chớp mắt một cái, những hình ảnh đẹp kia bỗng chốc vụt tắt đưa tôi về với hiện tại. Tết vừa gần mà sao lại vừa thật xa. Nhưng không sao, tôi tự nhủ với bản thân mình, dù xa hay gần những trái tim vẫn luôn kề bên nhau. Đó mới là điều quan trọng. Trong thời khắc giao mùa này, tôi chỉ biết một điều rằng được ở đây đã là một điều thật may mắn, mình không nên lãng phí thời gian mà cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng gia đình đã thương gửi bao niềm tin và hi vọng. Tết xa quê hương nhưng lòng người luôn hướng về chốn cũ, đó mới là thật sự điều quý giá.

Là con gái đi học xa nhà, nhớ cái tết đầu tiên ở một nơi xa lạ, nhiều anh chị thấy thương hỏi thăm tôi là em có buồn không, có nhớ nhà không. Tôi cứ cười khì khì bảo em cũng nhớ nhưng không dám nghĩ nhiều đến. Cứ ráng học cho nhanh cho giỏi rồi về thôi. Vì đôi khi đối với bạn, những từ ngữ uỷ mị như nhớ nhà, nhớ gia đình.. cũng chẳng giải quyết được gì. Nhưng cho đến một ngày, bạn bồi hồi khi nhìn lên bỗng một chiếc máy bay từ đâu vụt qua bầu trời, bàn tay giơ cao và nhẩm đến ngón thứ ba, mỉm cười bạn nói : a, cũng đã ba cái Tết rồi đấy…

Tô Thị Hồng Nhung (Thạc sỹ Marketing Rennes) 24 tuổi đến từ Hà nội

Nhung-rennes 

Ảnh : Bạn Nhung đang cắt tóc cho bạn bè Pháp trong 1 sự kiện tổ chức ở Rennes do chính Nhung tham gia tổ chức ( ẢNH DO NHUNG CUNG CẤP)

Nếu tôi đang ở nhà, thì giờ này tôi đang cùng bố lau dọn bàn thờ, lắp thêm một cái đèn trang trí vào phòng khách, và trồng thêm vài khóm thược dược trước sân.

Tôi thấy cảnh tôi cùng mẹ lau thật kỹ từng tấm lá dong xanh mướt, đãi những hạt đỗ mịn màng và chẻ những sợi lạt mềm còn thơm mùi tre tươi.

Tôi chắc chắn sẽ cùng em gái đi mua thật nhiều bánh kẹo mứt quả ngon ở cửa hàng quen, và chọn những bao lì xì thật đẹp để mừng tuổi cho tụi nhóc.

Thế nào tôi cũng sẽ ngượng nghịu trước những câu hỏi: bao giờ thì đưa người yêu về ra mắt của các cô, các dì, các thím, các mợ và những bác láng giềng tốt bụng.

Rồi cả nhà tôi sẽ thức cả đêm bên nồi bánh chưng, cái nồi Liên Xô dùng cả chục năm nay chưa hỏng và cùng nhau nói đủ mọi thứ chuyện trên đời.

Tôi nhắm mắt lại và nghe thấy bài khấn rì rầm của mẹ trong làn khói thơm của nén nhang trên bàn thờ tổ tiên, cầu xin thần linh che chở phù hộ độ trì cho cả gia đình. Và tôi cảm thấy như cõi người và cõi âm gần gũi hơn bao giờ hết trong thời khắc thiêng liêng của giao thừa.

Tôi mở mắt ra và bỗng thấy mình trợ trọi trong căn phòng 9m2, ngoài cửa sổ lại một cơn mưa u ám như mọi ngày vẫn thế.

Lịch học lịch thi vẫn dày đặc, áp lực học hành và tìm thực tập vẫn đè nặng trên vai. Và tất cả chúng tôi đều chấp nhập một điều là nhịp sống phương Tây không chậm lại trong ngày Tết âm lịch của người Việt.

Và đây là cái Tết xa nhà đầu tiên của tôi.

 

Mạnh Linh NGUYỄN 28 tuổi ( Sinh viên  Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh tại Paris )

Mạnh Linh - Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Mạnh Linh – Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Đã 3 năm không ăn Tết Việt Nam, do công việc học tập cũng như điều kiện chưa cho phép mà tôi không thể về quê hương vào dịp Tết. Đây cũng là điều mà năm nào mỗi dịp xuân về tôi cũng rất trăn trở nhớ quê hương. Vì Tết của Việt Nam thật đặc biệt, tôi nhớ năm nào tôi cũng mong đợi được ngắm khoảnh khắc trang trọng, linh thiêng, mang đậm tính phương Đông khi mọi người cúng tổ tiên đêm Giao thừa. Nó luôn gợi trong tôi những hoài niệm về tuổi thơ, về gia đình, bạn bè và cả những người đã khuất. Bữa ăn tân niên cũng là bữa ăn truyền thống mà có lẽ những người con Việt Nam xa quê hương luôn khao khát.

Tôi vẫn thường cùng gia đình chuẩn bị Tết từ 1 tuần trước hôm giao thừa, cảm giác ai cũng xốn xang, bận bịu, nhưng hồ hởi chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ ăn, áo quần chào đón năm mới. Người Việt Nam dù giàu hay nghèo vẫn rất coi trọng lễ nghi nên trong dịp Tết ai cũng sắm sửa quà cáp cho gia đình, cha mẹ, thày cô và bạn bè thân thiết, đó là giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc mà không phải dân tộc nào cũng có. Đường phố Hà Nội ngày Tết cũng thật đặc biệt, đâu đâu cũng tràn ngập sắc hồng của hoa đào và cây cảnh. Người nào cũng vội vã sắm Tết, không khí Tết nở rộ khắp đất trời. Và có lẽ Hà Nội cũng đẹp nhất vào dịp Tết, thanh bình hơn so với những ngày trong năm. Hà Nội dịp này thật dịu đàng đúng với nét đẹp mộc mạc giản dị của đất Tràng An.

Đêm 30 tết nào tôi cũng ra đường đón xuân cùng bạn bè. Khoảnh khắc giao mùa luôn mang lại cho ta những cảm xúc rất đặc biệt hoài niệm và hoài bão đan xen. Ai ai cũng hào hứng lập cho những dự định trong năm mới. Có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được cảm xúc khi được hít căng bầu không khí quê hương khi xuân vừa tới.

Từ khi xa quê hương , cùng với bạn bè du học sinh và việt kiều tại Pháp, chúng tôi cũng tổ chức đón Tết truyền thống, Chúng tôi cố chuẩn bị một cái Tết thật đầm ấm để bạn bè Việt Nam có cơ hội quây quần bên nhau vừa để nguôi ngoai đi nỗi nhớ gia đình, vừa cùng nhau đón xuân mới, và cũng là để quảng bá văn hoá Việt với bạn bè Quốc Tế. Khác với tết ở Việt Nam, tết của chúng tôi ngoài những bữa ăn tập thể truyền thống chúng tôi thường tổ chức tuần lễ văn hoá, và đêm hội lớn, biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân tộc. Chúng tôi cũng rất tự hào , vì ngày càng có nhiều người Pháp yêu quý văn hoá của chúng ta, và họ cũng rất nóng lòng chờ đón Tết cổ truyền Việt Nam cùng chúng tôi.

Mạnh Linh NGUYỄN UEVF

 

read more

Ừ thì…Tết xa

Lưu Nhựt Nam.

Ừ thì sẽ không có gì quá to tát, nhưng tôi sẽ đón cái tết đầu tiên trên đất nước hình lục lăng như thế. Không biết từ hồi nào, trong đầu óc non nớt của tôi, Xuân và Tết là những gì thiêng liêng và đặc trưng nhất của cả dân tộc Việt Nam. “Tết xa”, niềm trăn trở hoài vọng của du học sinh trên khắp thế giới, và tôi cũng thế. Sẽ là một cái Tết như thế nào đối với tôi, Lưu Nhựt Nam, du học sinh Le Havre (Pháp) năm 1 Economie – Gestion. Tôi thật chưa dám tưởng tượng.

luu-nhat-nam

Ừ thì hãy tưởng tượng như thế này, tết đầu tiên trên đất Tây sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người, đánh dấu sự trưởng thành mỗi cá nhân trên đất khách quê người. Tết không phải những gì trừu tượng đâu, nhưng từ nhỏ “Tết” là những ngày quan trọng nhất và vui vẻ nhất của những ấu nhi. Quan trọng không phải hiểu theo nghĩa rằng chúng tôi sẽ ngồi giúp ông bà cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, quay quần bên những bữa ăn đầu năm cúng tổ tiên dòng họ. Tết khi ấy của tôi chỉ đơn giản là được bố mẹ sắm quần áo mới và có bao đỏ lì xi. Tết đến xuân về, trông Tết chính là trông quần áo đẹp và phong bao đỏ chót. Hơn nữa, được xem phóng bông và múa lân thì thật là tuyệt. Đó là những gì đẹp nhất, tinh khiết nhất trong tôi về Tết.

Lớn lên, tôi mới hiểu và cảm nhận sâu sắc về Tết. Tết, “hội tụ cho cả tinh hoa dân tộc”, là truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc. Và giờ đây, trên đất khách, đợi Tết về, tôi đợi những gì gọi là thiêng liêng nhất của dân tộc. Wow, tôi gọi đó là “thiêng liêng”, bởi không còn từ nào tôi nghĩ đủ đẹp và tự hào khi nói về Tết. Tết là dịp người thân, con cháu, gia đình, dòng họ quay quần lại với nhau, thăm viếng động viên nhau, cùng nhìn lại năm cũ và bắt đầu năm mới. Hạnh phúc đôi khi chả là gì quá xa vời, chỉ đơn giản là những tiếng cười đùa cùng nhau dọn dẹp, chuẩn bị Tết. Những món ăn đặc trưng của Tết cổ truyền dân tộc thì quả thật không thể thiếu, nói như thế thì không đúng cho lắm, bởi đất nước ta với 3 miền Bắc Trung Nam, với những nét khác biệt nhau trong phong cách “ẩm thực tết”. Thế nên, dân gian ta mới có câu: “Ăn Bắc- Mặc Nam”. Nét đặc trưng nhất của ngày Tết miền Nam chính là lúc cả nhà quây quần chuẩn bị gói các đòn bánh tét giống như người miền Bắc gói bánh chưng. Bánh tét có nhiều loại như bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm. Đòn bánh tét gói khéo léo có thể để tới nửa tháng trong khí hậu nóng bức của miền Nam. Gia đình tôi, cứ mỗi năm về lại nấu một nồi to “thịt kho hột vịt”, làm củ kiệu, làm mứt ăn kèm. Cuối cùng mọi thứ đã xong hết, công việc duy nhất là ra vườn tỉa một nhành mai vàng ưng ý nhất và ra chợ mua 1 cặp dưa hấu Tết về chưng trong nhà. Dưa tết mà mẹ tôi thường hay mua phải là dưa lớn, quả tròn, ruột đỏ có hạt. Tết của tôi, à không gia đình chúng tôi qua bao thế hệ là như thế. Không quá cầu kì. Bữa ăn Tết chỉ gồm thịt kho ăn với củ kiệu, bánh Tét và dưa hấu thì không thể nào ngon hơn. Thật là tuyệt cú mèo.

 

Năm nay, Tết lại về. Tôi lại nôn nao, náo nức trông Tết nhưng với một tâm trí khác: du học sinh đón tết. Thật buồn và có đôi lúc đáng tiếc, nhưng không vì thế mà Tết sẽ mất phần nào ý nghĩa. Tết này vì những điều kiện học hành và tài chính không cho phép nên tôi sẽ đón Tết trên đất Pháp. Tết đầu tiên, nhiều ý nghĩa: Tết cùng các anh chị em sinh viên trong hội Le Havre. Mọi việc vẫn trong quá trình chuẩn bị, sẽ lại có một cặp dưa, 1 nồi thịt kho hột gà (gà chứ không phải vịt, vì hình như bên Pháp chuộng trứng gà, hiếm khi tìm thấy được trứng vịt), 1 vài phong bao lì xì, và sẽ cùng nhau gói bánh Tét. Tết trên đất Pháp từ nay sẽ có thêm một vai trò mới: cầu nối gắn kết những anh chị em sinh viên lại với nhau, cùng nhau quay quần đón năm mới với những chương trình văn nghệ đặc sắc, cũng là một cách để quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới. Hào hứng và phấn khởi, tôi sẽ đón cái Tết đầu tiên như thế đấy.

 

Sẽ thật khó nói trước ngày về, nhưng hi vọng một ngày không xa sẽ được trở về Việt Nam để đón một cái Tết thật ý nghĩa sum vầy.

 

Nguyễn Thái Hòa

Thạc sĩ kiến trúc ngành tái thiết công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp.

Trường Kiến trúc quốc gia Pháp – ENSA Normandie

Thái Hoà(ngoài cùng bên trái)

Thái Hoà(ngoài cùng bên trái)

Mới đó mà đã 6 cái Tết mình ăn Tết xa nhà, ăn Tết với bài vở và đồ án. Bận rộn tất bậc với cuộc sống, song, mình vẫn không thể nào quên một điều : Tết sắp đến rồi !

Mình vừa làm xong đồ án nhóm ở trường, đang trên xe hơi covoiturage về nhà, và ngồi viết ngay mấy dòng tâm sự này. Ngồi đây nghe nhạc xuân trên máy tính, một cảm xúc khó tả, gợi nhớ cả trời kỷ niệm về những cái Tết xưa với gia đình ở quê nhà. Mình nhớ rất rõ Tết nào cũng được về quê với ông bà ngoại, đi chùa thắp hương, cúng giao thừa với ba và ngồi canh nồi bánh Tét với mẹ suốt đêm 30. Nhớ thêm nhớ !!!

Có lẽ, với các bạn đang ở trong nước, Tết ngày càng hiện đại, ngày càng nhàm chán đi, nhưng với những du học sinh như chúng mình, Tết thật sự rất ý nghĩa. Chúng mình rất thèm được hòa mình vào cái không khí người người đi chùa, đi mua sắm Tết, hay đơn giản là được ngắm sắc màu đỏ, vàng đặc trưng ngày Tết trên khắp phố phường.

Ăn Tết du học sinh chỉ bằng một bữa ăn thân mật với bạn bè Việt Nam cùng thành phố, ngoài trời tuyết rơi, không có hoa mai, hoa đào, không có ông bà, cha mẹ, anh em. Ước nguyện duy nhất ngày đầu xuân là học xong, mau sớm thành tài để được về sum họp gia đình đón Tết đoàn viên.

Nhân đây, mình cũng xin chúc cho các bạn sinh viên nói chung, và du học sinh Việt trên toàn thế giới nói riêng, một năm mới an lành, hạnh phúc. Quan trọng là nhiều sức khỏe, có sức khỏe, bạn sẽ có thể làm tất cả để đạt được ước muốn của mình trong năm mới !

Thái Hòa – Từ Le Havre, Pháp, gửi lời chúc chân thành đến với mọi người trên quê hương Việt Nam

Mạnh Linh ( tổng hợp )

 

read more

Cảm xúc của du học sinh Pháp khi đón tết xa nhà

Tết Việt Nam đối với những người con xa quê luôn là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, dù về Việt Nam hay ở lại nơi đất khách, ai cũng háo hức chờ đón Tết, ai cũng háo hức chuẩn bị cái Tết của riêng mình theo một cách rất riêng.

Dù giàu hay nghèo sinh viên hay đã đi làm, độc thân hay đã có gia đình, chúng tôi những người con xa quê trên mọi nẻo đều hướng về gia đình đều hướng về quê hương.

Chúng ta cùng chia sẻ về cảm xúc khi đón tết xa nhà của các bạn du học sinh tại Pháp nhé

 HỒ NGUYỄN Duy Thịnh (SV Master năm 1 ngành điện tử – tự động hóa tại Paris)

22 tuổi. ( Đến từ Sài Gòn )

thinh-paris

Thịnh và các bạn tại Paris, thứ 3 từ phải qua

Như bao bạn du học sinh ở Pháp cũng như ở tất cả các nước khác trên thế giới, đón Tết xa nhà không bao giờ là vui cả. Cảm giác thật sự lạc lõng giữa nhữg ngày Tết khi bạn ở trên một đất nước xa lạ, bao quanh bởi những người xa lạ và nhất là không cùng văn hóa, phong tục – tập quán với Việt Nam.

Có mà bây giờ có bạn nào hỏi mình về ăn Tết lần nào chưa thì mình cũng chỉ cười trừ cho qua vì đã đón 5 cái Tết trên đất Pháp này rồi. Có vui, có buồn. Vui vì được lăng xăng chuẩn bị Tết cùng các anh, chị, bạn bè rồi đón một cái Tết xa nhà ấm cúng, tràn ngập tiếng cười và cũng không thể thiếu những màn sát phạt cùng mọi người. Buồn vì không được về Việt Nam đón Tết với ba má, với cả đại gia đình, chỉ biết gọi điện về rồi chúc từng người một trong gia đình qua điện mà thôi, mà nỗi buồn lớn nhất của mình là không được … lì xì, buồn “lớm”! (đùa thôi, chứ lớn từng này rồi không còn được nhận lì xì nữa).

Trong ký ức của mình thì những ngày cận Tết là những ngày mình cực kì đắt “sô”… dọn dẹp. Vì là đứa thích bay nhảy và rất ghét phải dọn dẹp nhà cửa với ba má nên tót sang nhà cậu di chơi, nào ngờ tránh vỏ dưa cũng gặp phải vỏ dừa, rốt cuộc là cũng bị lôi kéo đi hết nhà này sang nhà khác để giúp cậu, dì, ông bà dọn dẹp nhà cửa. Đích cuối cùng của cái hành trình đầy gian khổ những ngày Tết là lại về nhà mình dọn dẹp phụ ba má tiếp. Nghĩ lại thấy mệt thật mà được vui vầy với gia đình mình, giờ thì hết được bay nhảy rồi. Còn nhớ cái Tết xa nhà đầu tiên bên này là cảm giác vô cùng sung sướng, mãn nguyện khi không còn cái cảnh chạy “sô” nữa nhưng trong lòng buồn vợi vợi vì không còn được vui đùa trong không khí Tết Sài Thành nữa.

Thời gian trôi qua thật nhanh, 5 năm rồi cơ đấy! Thèm không khí Tết, thèm được về với ba má, thèm nồi thịt kho trứng của bà ngoại, thèm được tiền mừng tuổi của ba má, thèm, thèm và chỉ biết thèm mà thôi. Tết thứ 5 này cũng vậy, chỉ mong Tết năm sau được bay về nhà!

Huỳnh Vũ Khánh Châu 20 tuổi – Tp Hồ Chí Minh

(sinh viên năm 3 ngành Truyền thông thông tin tại Nice)

huynh-vu-khanh-chau-nice

 

Sinh viên xa nhà 3 năm và đã liền tù tì 3 cái Tết đã không thể ở bên cạnh gia đình. Chắc hẳn mọi người ai cũng có thể mường tượng được phần nào về việc Tết xa nhà hiển nhiên là buồn, nhưng nó thật sự buồn khi chính bạn là nhân vật chính trong câu chuyện đấy. « Tết » của đứa trẻ trong tôi quả thật là một từ ngữ diệu kỳ khi chỉ với một thanh âm đơn giản đó mà đã bao nhiêu hình ảnh, âm thanh, hương vị và cả mùi hương nữa chứ… cứ hiện rõ mồn một trong đầu lướt qua như một cuốn phim quay chậm.

Tôi còn nhớ cái dạo học sinh nhí nhố hồi đó, cứ đến tầm qua tết tây là tôi và bọn bạn lại bắt đầu đếm lùi và háo hức đến kì nghỉ tuyệt vời thứ nhì (sau hè thôi hihi) của năm. Tết với tôi chính thức bắt đầu khi thấy mẹ đặt lên bếp mâm cỗ cúng Ông táo Bà táo, nào trái cây gà luộc nào chè trôi nước – món mà tôi hảo nhất cùng đủ các loại bánh trái nhiều màu sắc phong phú. Nhắc đến tết ta lại thường nghĩ ngay đến việc được ăn ngon, ngủ kĩ, trao cho nhau những lời chúc an lành nhất cùng biết bao tình yêu thương chất chứa. Ông bà mạnh khoẻ, gia đình sum họp hạnh phúc, trẻ con ăn mau chóng lớn chạy tung tay khắp nơi trên tay cầm những bao lì xì đỏ may mắn. Có lẽ chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng cũng đã đủ làm ấm lòng bất cứ người dân Việt nào khi nghĩ đến Tết.

Tôi chớp mắt một cái, những hình ảnh đẹp kia bỗng chốc vụt tắt đưa tôi về với hiện tại. Tết vừa gần mà sao lại vừa thật xa. Nhưng không sao, tôi tự nhủ với bản thân mình, dù xa hay gần những trái tim vẫn luôn kề bên nhau. Đó mới là điều quan trọng. Trong thời khắc giao mùa này, tôi chỉ biết một điều rằng được ở đây đã là một điều thật may mắn, mình không nên lãng phí thời gian mà cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng gia đình đã thương gửi bao niềm tin và hi vọng. Tết xa quê hương nhưng lòng người luôn hướng về chốn cũ, đó mới là thật sự điều quý giá.

Là con gái đi học xa nhà, nhớ cái tết đầu tiên ở một nơi xa lạ, nhiều anh chị thấy thương hỏi thăm tôi là em có buồn không, có nhớ nhà không. Tôi cứ cười khì khì bảo em cũng nhớ nhưng không dám nghĩ nhiều đến. Cứ ráng học cho nhanh cho giỏi rồi về thôi. Vì đôi khi đối với bạn, những từ ngữ uỷ mị như nhớ nhà, nhớ gia đình.. cũng chẳng giải quyết được gì. Nhưng cho đến một ngày, bạn bồi hồi khi nhìn lên bỗng một chiếc máy bay từ đâu vụt qua bầu trời, bàn tay giơ cao và nhẩm đến ngón thứ ba, mỉm cười bạn nói : a, cũng đã ba cái Tết rồi đấy…

Tô Thị Hồng Nhung (Thạc sỹ Marketing Rennes) 24 tuổi đến từ Hà nội

Nhung-rennes 

Ảnh : Bạn Nhung đang cắt tóc cho bạn bè Pháp trong 1 sự kiện tổ chức ở Rennes do chính Nhung tham gia tổ chức ( ẢNH DO NHUNG CUNG CẤP)

Nếu tôi đang ở nhà, thì giờ này tôi đang cùng bố lau dọn bàn thờ, lắp thêm một cái đèn trang trí vào phòng khách, và trồng thêm vài khóm thược dược trước sân.

Tôi thấy cảnh tôi cùng mẹ lau thật kỹ từng tấm lá dong xanh mướt, đãi những hạt đỗ mịn màng và chẻ những sợi lạt mềm còn thơm mùi tre tươi.

Tôi chắc chắn sẽ cùng em gái đi mua thật nhiều bánh kẹo mứt quả ngon ở cửa hàng quen, và chọn những bao lì xì thật đẹp để mừng tuổi cho tụi nhóc.

Thế nào tôi cũng sẽ ngượng nghịu trước những câu hỏi: bao giờ thì đưa người yêu về ra mắt của các cô, các dì, các thím, các mợ và những bác láng giềng tốt bụng.

Rồi cả nhà tôi sẽ thức cả đêm bên nồi bánh chưng, cái nồi Liên Xô dùng cả chục năm nay chưa hỏng và cùng nhau nói đủ mọi thứ chuyện trên đời.

Tôi nhắm mắt lại và nghe thấy bài khấn rì rầm của mẹ trong làn khói thơm của nén nhang trên bàn thờ tổ tiên, cầu xin thần linh che chở phù hộ độ trì cho cả gia đình. Và tôi cảm thấy như cõi người và cõi âm gần gũi hơn bao giờ hết trong thời khắc thiêng liêng của giao thừa.

Tôi mở mắt ra và bỗng thấy mình trợ trọi trong căn phòng 9m2, ngoài cửa sổ lại một cơn mưa u ám như mọi ngày vẫn thế.

Lịch học lịch thi vẫn dày đặc, áp lực học hành và tìm thực tập vẫn đè nặng trên vai. Và tất cả chúng tôi đều chấp nhập một điều là nhịp sống phương Tây không chậm lại trong ngày Tết âm lịch của người Việt.

Và đây là cái Tết xa nhà đầu tiên của tôi.

 

Mạnh Linh NGUYỄN 28 tuổi ( Sinh viên  Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh tại Paris )

Mạnh Linh - Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Mạnh Linh – Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Đã 3 năm không ăn Tết Việt Nam, do công việc học tập cũng như điều kiện chưa cho phép mà tôi không thể về quê hương vào dịp Tết. Đây cũng là điều mà năm nào mỗi dịp xuân về tôi cũng rất trăn trở nhớ quê hương. Vì Tết của Việt Nam thật đặc biệt, tôi nhớ năm nào tôi cũng mong đợi được ngắm khoảnh khắc trang trọng, linh thiêng, mang đậm tính phương Đông khi mọi người cúng tổ tiên đêm Giao thừa. Nó luôn gợi trong tôi những hoài niệm về tuổi thơ, về gia đình, bạn bè và cả những người đã khuất. Bữa ăn tân niên cũng là bữa ăn truyền thống mà có lẽ những người con Việt Nam xa quê hương luôn khao khát.

Tôi vẫn thường cùng gia đình chuẩn bị Tết từ 1 tuần trước hôm giao thừa, cảm giác ai cũng xốn xang, bận bịu, nhưng hồ hởi chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ ăn, áo quần chào đón năm mới. Người Việt Nam dù giàu hay nghèo vẫn rất coi trọng lễ nghi nên trong dịp Tết ai cũng sắm sửa quà cáp cho gia đình, cha mẹ, thày cô và bạn bè thân thiết, đó là giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc mà không phải dân tộc nào cũng có. Đường phố Hà Nội ngày Tết cũng thật đặc biệt, đâu đâu cũng tràn ngập sắc hồng của hoa đào và cây cảnh. Người nào cũng vội vã sắm Tết, không khí Tết nở rộ khắp đất trời. Và có lẽ Hà Nội cũng đẹp nhất vào dịp Tết, thanh bình hơn so với những ngày trong năm. Hà Nội dịp này thật dịu đàng đúng với nét đẹp mộc mạc giản dị của đất Tràng An.

Đêm 30 tết nào tôi cũng ra đường đón xuân cùng bạn bè. Khoảnh khắc giao mùa luôn mang lại cho ta những cảm xúc rất đặc biệt hoài niệm và hoài bão đan xen. Ai ai cũng hào hứng lập cho những dự định trong năm mới. Có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được cảm xúc khi được hít căng bầu không khí quê hương khi xuân vừa tới.

Từ khi xa quê hương , cùng với bạn bè du học sinh và việt kiều tại Pháp, chúng tôi cũng tổ chức đón Tết truyền thống, Chúng tôi cố chuẩn bị một cái Tết thật đầm ấm để bạn bè Việt Nam có cơ hội quây quần bên nhau vừa để nguôi ngoai đi nỗi nhớ gia đình, vừa cùng nhau đón xuân mới, và cũng là để quảng bá văn hoá Việt với bạn bè Quốc Tế. Khác với tết ở Việt Nam, tết của chúng tôi ngoài những bữa ăn tập thể truyền thống chúng tôi thường tổ chức tuần lễ văn hoá, và đêm hội lớn, biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân tộc. Chúng tôi cũng rất tự hào , vì ngày càng có nhiều người Pháp yêu quý văn hoá của chúng ta, và họ cũng rất nóng lòng chờ đón Tết cổ truyền Việt Nam cùng chúng tôi.

Mạnh Linh NGUYỄN

(www.vanhoaphap.com)

read more

Cảm xúc của du học sinh Pháp khi đón tết xa nhà

Tết Việt Nam đối với những người con xa quê luôn là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, dù về Việt Nam hay ở lại nơi đất khách, ai cũng háo hức chờ đón Tết, ai cũng háo hức chuẩn bị cái Tết của riêng mình theo một cách rất riêng.

Dù giàu hay nghèo sinh viên hay đã đi làm, độc thân hay đã có gia đình, chúng tôi những người con xa quê trên mọi nẻo đều hướng về gia đình đều hướng về quê hương.

Chúng ta cùng chia sẻ về cảm xúc khi đón tết xa nhà của các bạn du học sinh tại Pháp nhé

 HỒ NGUYỄN Duy Thịnh (SV Master năm 1 ngành điện tử – tự động hóa tại Paris)

22 tuổi. ( Đến từ Sài Gòn )

thinh-paris

Thịnh và các bạn tại Paris, thứ 3 từ phải qua

Như bao bạn du học sinh ở Pháp cũng như ở tất cả các nước khác trên thế giới, đón Tết xa nhà không bao giờ là vui cả. Cảm giác thật sự lạc lõng giữa nhữg ngày Tết khi bạn ở trên một đất nước xa lạ, bao quanh bởi những người xa lạ và nhất là không cùng văn hóa, phong tục – tập quán với Việt Nam.

Có mà bây giờ có bạn nào hỏi mình về ăn Tết lần nào chưa thì mình cũng chỉ cười trừ cho qua vì đã đón 5 cái Tết trên đất Pháp này rồi. Có vui, có buồn. Vui vì được lăng xăng chuẩn bị Tết cùng các anh, chị, bạn bè rồi đón một cái Tết xa nhà ấm cúng, tràn ngập tiếng cười và cũng không thể thiếu những màn sát phạt cùng mọi người. Buồn vì không được về Việt Nam đón Tết với ba má, với cả đại gia đình, chỉ biết gọi điện về rồi chúc từng người một trong gia đình qua điện mà thôi, mà nỗi buồn lớn nhất của mình là không được … lì xì, buồn “lớm”! (đùa thôi, chứ lớn từng này rồi không còn được nhận lì xì nữa).

Trong ký ức của mình thì những ngày cận Tết là những ngày mình cực kì đắt “sô”… dọn dẹp. Vì là đứa thích bay nhảy và rất ghét phải dọn dẹp nhà cửa với ba má nên tót sang nhà cậu di chơi, nào ngờ tránh vỏ dưa cũng gặp phải vỏ dừa, rốt cuộc là cũng bị lôi kéo đi hết nhà này sang nhà khác để giúp cậu, dì, ông bà dọn dẹp nhà cửa. Đích cuối cùng của cái hành trình đầy gian khổ những ngày Tết là lại về nhà mình dọn dẹp phụ ba má tiếp. Nghĩ lại thấy mệt thật mà được vui vầy với gia đình mình, giờ thì hết được bay nhảy rồi. Còn nhớ cái Tết xa nhà đầu tiên bên này là cảm giác vô cùng sung sướng, mãn nguyện khi không còn cái cảnh chạy “sô” nữa nhưng trong lòng buồn vợi vợi vì không còn được vui đùa trong không khí Tết Sài Thành nữa.

Thời gian trôi qua thật nhanh, 5 năm rồi cơ đấy! Thèm không khí Tết, thèm được về với ba má, thèm nồi thịt kho trứng của bà ngoại, thèm được tiền mừng tuổi của ba má, thèm, thèm và chỉ biết thèm mà thôi. Tết thứ 5 này cũng vậy, chỉ mong Tết năm sau được bay về nhà!

Huỳnh Vũ Khánh Châu 20 tuổi – Tp Hồ Chí Minh

(sinh viên năm 3 ngành Truyền thông thông tin tại Nice)

 huynh-vu-khanh-chau-nice

Sinh viên xa nhà 3 năm và đã liền tù tì 3 cái Tết đã không thể ở bên cạnh gia đình. Chắc hẳn mọi người ai cũng có thể mường tượng được phần nào về việc Tết xa nhà hiển nhiên là buồn, nhưng nó thật sự buồn khi chính bạn là nhân vật chính trong câu chuyện đấy. « Tết » của đứa trẻ trong tôi quả thật là một từ ngữ diệu kỳ khi chỉ với một thanh âm đơn giản đó mà đã bao nhiêu hình ảnh, âm thanh, hương vị và cả mùi hương nữa chứ… cứ hiện rõ mồn một trong đầu lướt qua như một cuốn phim quay chậm.

Tôi còn nhớ cái dạo học sinh nhí nhố hồi đó, cứ đến tầm qua tết tây là tôi và bọn bạn lại bắt đầu đếm lùi và háo hức đến kì nghỉ tuyệt vời thứ nhì (sau hè thôi hihi) của năm. Tết với tôi chính thức bắt đầu khi thấy mẹ đặt lên bếp mâm cỗ cúng Ông táo Bà táo, nào trái cây gà luộc nào chè trôi nước – món mà tôi hảo nhất cùng đủ các loại bánh trái nhiều màu sắc phong phú. Nhắc đến tết ta lại thường nghĩ ngay đến việc được ăn ngon, ngủ kĩ, trao cho nhau những lời chúc an lành nhất cùng biết bao tình yêu thương chất chứa. Ông bà mạnh khoẻ, gia đình sum họp hạnh phúc, trẻ con ăn mau chóng lớn chạy tung tay khắp nơi trên tay cầm những bao lì xì đỏ may mắn. Có lẽ chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng cũng đã đủ làm ấm lòng bất cứ người dân Việt nào khi nghĩ đến Tết.

Tôi chớp mắt một cái, những hình ảnh đẹp kia bỗng chốc vụt tắt đưa tôi về với hiện tại. Tết vừa gần mà sao lại vừa thật xa. Nhưng không sao, tôi tự nhủ với bản thân mình, dù xa hay gần những trái tim vẫn luôn kề bên nhau. Đó mới là điều quan trọng. Trong thời khắc giao mùa này, tôi chỉ biết một điều rằng được ở đây đã là một điều thật may mắn, mình không nên lãng phí thời gian mà cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng gia đình đã thương gửi bao niềm tin và hi vọng. Tết xa quê hương nhưng lòng người luôn hướng về chốn cũ, đó mới là thật sự điều quý giá.

Là con gái đi học xa nhà, nhớ cái tết đầu tiên ở một nơi xa lạ, nhiều anh chị thấy thương hỏi thăm tôi là em có buồn không, có nhớ nhà không. Tôi cứ cười khì khì bảo em cũng nhớ nhưng không dám nghĩ nhiều đến. Cứ ráng học cho nhanh cho giỏi rồi về thôi. Vì đôi khi đối với bạn, những từ ngữ uỷ mị như nhớ nhà, nhớ gia đình.. cũng chẳng giải quyết được gì. Nhưng cho đến một ngày, bạn bồi hồi khi nhìn lên bỗng một chiếc máy bay từ đâu vụt qua bầu trời, bàn tay giơ cao và nhẩm đến ngón thứ ba, mỉm cười bạn nói : a, cũng đã ba cái Tết rồi đấy…

Tô Thị Hồng Nhung (Thạc sỹ Marketing Rennes) 24 tuổi đến từ Hà nội

 Nhung-rennes 

Ảnh : Bạn Nhung đang cắt tóc cho bạn bè Pháp trong 1 sự kiện tổ chức ở Rennes do chính Nhung tham gia tổ chức ( ẢNH DO NHUNG CUNG CẤP)

Nếu tôi đang ở nhà, thì giờ này tôi đang cùng bố lau dọn bàn thờ, lắp thêm một cái đèn trang trí vào phòng khách, và trồng thêm vài khóm thược dược trước sân.

Tôi thấy cảnh tôi cùng mẹ lau thật kỹ từng tấm lá dong xanh mướt, đãi những hạt đỗ mịn màng và chẻ những sợi lạt mềm còn thơm mùi tre tươi.

Tôi chắc chắn sẽ cùng em gái đi mua thật nhiều bánh kẹo mứt quả ngon ở cửa hàng quen, và chọn những bao lì xì thật đẹp để mừng tuổi cho tụi nhóc.

Thế nào tôi cũng sẽ ngượng nghịu trước những câu hỏi: bao giờ thì đưa người yêu về ra mắt của các cô, các dì, các thím, các mợ và những bác láng giềng tốt bụng.

Rồi cả nhà tôi sẽ thức cả đêm bên nồi bánh chưng, cái nồi Liên Xô dùng cả chục năm nay chưa hỏng và cùng nhau nói đủ mọi thứ chuyện trên đời.

Tôi nhắm mắt lại và nghe thấy bài khấn rì rầm của mẹ trong làn khói thơm của nén nhang trên bàn thờ tổ tiên, cầu xin thần linh che chở phù hộ độ trì cho cả gia đình. Và tôi cảm thấy như cõi người và cõi âm gần gũi hơn bao giờ hết trong thời khắc thiêng liêng của giao thừa.

Tôi mở mắt ra và bỗng thấy mình trợ trọi trong căn phòng 9m2, ngoài cửa sổ lại một cơn mưa u ám như mọi ngày vẫn thế.

Lịch học lịch thi vẫn dày đặc, áp lực học hành và tìm thực tập vẫn đè nặng trên vai. Và tất cả chúng tôi đều chấp nhập một điều là nhịp sống phương Tây không chậm lại trong ngày Tết âm lịch của người Việt.

Và đây là cái Tết xa nhà đầu tiên của tôi.

 

Mạnh Linh NGUYỄN 28 tuổi ( Sinh viên  Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh tại Paris )

Mạnh Linh - Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Mạnh Linh – Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Đã 3 năm không ăn Tết Việt Nam, do công việc học tập cũng như điều kiện chưa cho phép mà tôi không thể về quê hương vào dịp Tết. Đây cũng là điều mà năm nào mỗi dịp xuân về tôi cũng rất trăn trở nhớ quê hương. Vì Tết của Việt Nam thật đặc biệt, tôi nhớ năm nào tôi cũng mong đợi được ngắm khoảnh khắc trang trọng, linh thiêng, mang đậm tính phương Đông khi mọi người cúng tổ tiên đêm Giao thừa. Nó luôn gợi trong tôi những hoài niệm về tuổi thơ, về gia đình, bạn bè và cả những người đã khuất. Bữa ăn tân niên cũng là bữa ăn truyền thống mà có lẽ những người con Việt Nam xa quê hương luôn khao khát.

Tôi vẫn thường cùng gia đình chuẩn bị Tết từ 1 tuần trước hôm giao thừa, cảm giác ai cũng xốn xang, bận bịu, nhưng hồ hởi chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ ăn, áo quần chào đón năm mới. Người Việt Nam dù giàu hay nghèo vẫn rất coi trọng lễ nghi nên trong dịp Tết ai cũng sắm sửa quà cáp cho gia đình, cha mẹ, thày cô và bạn bè thân thiết, đó là giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc mà không phải dân tộc nào cũng có. Đường phố Hà Nội ngày Tết cũng thật đặc biệt, đâu đâu cũng tràn ngập sắc hồng của hoa đào và cây cảnh. Người nào cũng vội vã sắm Tết, không khí Tết nở rộ khắp đất trời. Và có lẽ Hà Nội cũng đẹp nhất vào dịp Tết, thanh bình hơn so với những ngày trong năm. Hà Nội dịp này thật dịu đàng đúng với nét đẹp mộc mạc giản dị của đất Tràng An.

Đêm 30 tết nào tôi cũng ra đường đón xuân cùng bạn bè. Khoảnh khắc giao mùa luôn mang lại cho ta những cảm xúc rất đặc biệt hoài niệm và hoài bão đan xen. Ai ai cũng hào hứng lập cho những dự định trong năm mới. Có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được cảm xúc khi được hít căng bầu không khí quê hương khi xuân vừa tới.

Từ khi xa quê hương , cùng với bạn bè du học sinh và việt kiều tại Pháp, chúng tôi cũng tổ chức đón Tết truyền thống, Chúng tôi cố chuẩn bị một cái Tết thật đầm ấm để bạn bè Việt Nam có cơ hội quây quần bên nhau vừa để nguôi ngoai đi nỗi nhớ gia đình, vừa cùng nhau đón xuân mới, và cũng là để quảng bá văn hoá Việt với bạn bè Quốc Tế. Khác với tết ở Việt Nam, tết của chúng tôi ngoài những bữa ăn tập thể truyền thống chúng tôi thường tổ chức tuần lễ văn hoá, và đêm hội lớn, biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân tộc. Chúng tôi cũng rất tự hào , vì ngày càng có nhiều người Pháp yêu quý văn hoá của chúng ta, và họ cũng rất nóng lòng chờ đón Tết cổ truyền Việt Nam cùng chúng tôi.

Mạnh Linh NGUYỄN

 

read more