Ừ thì…Tết xa

Lưu Nhựt Nam.

Ừ thì sẽ không có gì quá to tát, nhưng tôi sẽ đón cái tết đầu tiên trên đất nước hình lục lăng như thế. Không biết từ hồi nào, trong đầu óc non nớt của tôi, Xuân và Tết là những gì thiêng liêng và đặc trưng nhất của cả dân tộc Việt Nam. “Tết xa”, niềm trăn trở hoài vọng của du học sinh trên khắp thế giới, và tôi cũng thế. Sẽ là một cái Tết như thế nào đối với tôi, Lưu Nhựt Nam, du học sinh Le Havre (Pháp) năm 1 Economie – Gestion. Tôi thật chưa dám tưởng tượng.

luu-nhat-nam

Ừ thì hãy tưởng tượng như thế này, tết đầu tiên trên đất Tây sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người, đánh dấu sự trưởng thành mỗi cá nhân trên đất khách quê người. Tết không phải những gì trừu tượng đâu, nhưng từ nhỏ “Tết” là những ngày quan trọng nhất và vui vẻ nhất của những ấu nhi. Quan trọng không phải hiểu theo nghĩa rằng chúng tôi sẽ ngồi giúp ông bà cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, quay quần bên những bữa ăn đầu năm cúng tổ tiên dòng họ. Tết khi ấy của tôi chỉ đơn giản là được bố mẹ sắm quần áo mới và có bao đỏ lì xi. Tết đến xuân về, trông Tết chính là trông quần áo đẹp và phong bao đỏ chót. Hơn nữa, được xem phóng bông và múa lân thì thật là tuyệt. Đó là những gì đẹp nhất, tinh khiết nhất trong tôi về Tết.

Lớn lên, tôi mới hiểu và cảm nhận sâu sắc về Tết. Tết, “hội tụ cho cả tinh hoa dân tộc”, là truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc. Và giờ đây, trên đất khách, đợi Tết về, tôi đợi những gì gọi là thiêng liêng nhất của dân tộc. Wow, tôi gọi đó là “thiêng liêng”, bởi không còn từ nào tôi nghĩ đủ đẹp và tự hào khi nói về Tết. Tết là dịp người thân, con cháu, gia đình, dòng họ quay quần lại với nhau, thăm viếng động viên nhau, cùng nhìn lại năm cũ và bắt đầu năm mới. Hạnh phúc đôi khi chả là gì quá xa vời, chỉ đơn giản là những tiếng cười đùa cùng nhau dọn dẹp, chuẩn bị Tết. Những món ăn đặc trưng của Tết cổ truyền dân tộc thì quả thật không thể thiếu, nói như thế thì không đúng cho lắm, bởi đất nước ta với 3 miền Bắc Trung Nam, với những nét khác biệt nhau trong phong cách “ẩm thực tết”. Thế nên, dân gian ta mới có câu: “Ăn Bắc- Mặc Nam”. Nét đặc trưng nhất của ngày Tết miền Nam chính là lúc cả nhà quây quần chuẩn bị gói các đòn bánh tét giống như người miền Bắc gói bánh chưng. Bánh tét có nhiều loại như bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm. Đòn bánh tét gói khéo léo có thể để tới nửa tháng trong khí hậu nóng bức của miền Nam. Gia đình tôi, cứ mỗi năm về lại nấu một nồi to “thịt kho hột vịt”, làm củ kiệu, làm mứt ăn kèm. Cuối cùng mọi thứ đã xong hết, công việc duy nhất là ra vườn tỉa một nhành mai vàng ưng ý nhất và ra chợ mua 1 cặp dưa hấu Tết về chưng trong nhà. Dưa tết mà mẹ tôi thường hay mua phải là dưa lớn, quả tròn, ruột đỏ có hạt. Tết của tôi, à không gia đình chúng tôi qua bao thế hệ là như thế. Không quá cầu kì. Bữa ăn Tết chỉ gồm thịt kho ăn với củ kiệu, bánh Tét và dưa hấu thì không thể nào ngon hơn. Thật là tuyệt cú mèo.

 

Năm nay, Tết lại về. Tôi lại nôn nao, náo nức trông Tết nhưng với một tâm trí khác: du học sinh đón tết. Thật buồn và có đôi lúc đáng tiếc, nhưng không vì thế mà Tết sẽ mất phần nào ý nghĩa. Tết này vì những điều kiện học hành và tài chính không cho phép nên tôi sẽ đón Tết trên đất Pháp. Tết đầu tiên, nhiều ý nghĩa: Tết cùng các anh chị em sinh viên trong hội Le Havre. Mọi việc vẫn trong quá trình chuẩn bị, sẽ lại có một cặp dưa, 1 nồi thịt kho hột gà (gà chứ không phải vịt, vì hình như bên Pháp chuộng trứng gà, hiếm khi tìm thấy được trứng vịt), 1 vài phong bao lì xì, và sẽ cùng nhau gói bánh Tét. Tết trên đất Pháp từ nay sẽ có thêm một vai trò mới: cầu nối gắn kết những anh chị em sinh viên lại với nhau, cùng nhau quay quần đón năm mới với những chương trình văn nghệ đặc sắc, cũng là một cách để quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới. Hào hứng và phấn khởi, tôi sẽ đón cái Tết đầu tiên như thế đấy.

 

Sẽ thật khó nói trước ngày về, nhưng hi vọng một ngày không xa sẽ được trở về Việt Nam để đón một cái Tết thật ý nghĩa sum vầy.

 

Nguyễn Thái Hòa

Thạc sĩ kiến trúc ngành tái thiết công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp.

Trường Kiến trúc quốc gia Pháp – ENSA Normandie

Thái Hoà(ngoài cùng bên trái)

Thái Hoà(ngoài cùng bên trái)

Mới đó mà đã 6 cái Tết mình ăn Tết xa nhà, ăn Tết với bài vở và đồ án. Bận rộn tất bậc với cuộc sống, song, mình vẫn không thể nào quên một điều : Tết sắp đến rồi !

Mình vừa làm xong đồ án nhóm ở trường, đang trên xe hơi covoiturage về nhà, và ngồi viết ngay mấy dòng tâm sự này. Ngồi đây nghe nhạc xuân trên máy tính, một cảm xúc khó tả, gợi nhớ cả trời kỷ niệm về những cái Tết xưa với gia đình ở quê nhà. Mình nhớ rất rõ Tết nào cũng được về quê với ông bà ngoại, đi chùa thắp hương, cúng giao thừa với ba và ngồi canh nồi bánh Tét với mẹ suốt đêm 30. Nhớ thêm nhớ !!!

Có lẽ, với các bạn đang ở trong nước, Tết ngày càng hiện đại, ngày càng nhàm chán đi, nhưng với những du học sinh như chúng mình, Tết thật sự rất ý nghĩa. Chúng mình rất thèm được hòa mình vào cái không khí người người đi chùa, đi mua sắm Tết, hay đơn giản là được ngắm sắc màu đỏ, vàng đặc trưng ngày Tết trên khắp phố phường.

Ăn Tết du học sinh chỉ bằng một bữa ăn thân mật với bạn bè Việt Nam cùng thành phố, ngoài trời tuyết rơi, không có hoa mai, hoa đào, không có ông bà, cha mẹ, anh em. Ước nguyện duy nhất ngày đầu xuân là học xong, mau sớm thành tài để được về sum họp gia đình đón Tết đoàn viên.

Nhân đây, mình cũng xin chúc cho các bạn sinh viên nói chung, và du học sinh Việt trên toàn thế giới nói riêng, một năm mới an lành, hạnh phúc. Quan trọng là nhiều sức khỏe, có sức khỏe, bạn sẽ có thể làm tất cả để đạt được ước muốn của mình trong năm mới !

Thái Hòa – Từ Le Havre, Pháp, gửi lời chúc chân thành đến với mọi người trên quê hương Việt Nam

Mạnh Linh ( tổng hợp )

 

read more
pulse crypto price prediction buy cialis or generic tadalafil