Cảm xúc của du học sinh Pháp khi đón tết xa nhà

Tết Việt Nam đối với những người con xa quê luôn là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, dù về Việt Nam hay ở lại nơi đất khách, ai cũng háo hức chờ đón Tết, ai cũng háo hức chuẩn bị cái Tết của riêng mình theo một cách rất riêng.

Dù giàu hay nghèo sinh viên hay đã đi làm, độc thân hay đã có gia đình, chúng tôi những người con xa quê trên mọi nẻo đều hướng về gia đình đều hướng về quê hương.

Chúng ta cùng chia sẻ về cảm xúc khi đón tết xa nhà của các bạn du học sinh tại Pháp nhé

 HỒ NGUYỄN Duy Thịnh (SV Master năm 1 ngành điện tử – tự động hóa tại Paris)

22 tuổi. ( Đến từ Sài Gòn )

thinh-paris

Thịnh và các bạn tại Paris, thứ 3 từ phải qua

Như bao bạn du học sinh ở Pháp cũng như ở tất cả các nước khác trên thế giới, đón Tết xa nhà không bao giờ là vui cả. Cảm giác thật sự lạc lõng giữa nhữg ngày Tết khi bạn ở trên một đất nước xa lạ, bao quanh bởi những người xa lạ và nhất là không cùng văn hóa, phong tục – tập quán với Việt Nam.

Có mà bây giờ có bạn nào hỏi mình về ăn Tết lần nào chưa thì mình cũng chỉ cười trừ cho qua vì đã đón 5 cái Tết trên đất Pháp này rồi. Có vui, có buồn. Vui vì được lăng xăng chuẩn bị Tết cùng các anh, chị, bạn bè rồi đón một cái Tết xa nhà ấm cúng, tràn ngập tiếng cười và cũng không thể thiếu những màn sát phạt cùng mọi người. Buồn vì không được về Việt Nam đón Tết với ba má, với cả đại gia đình, chỉ biết gọi điện về rồi chúc từng người một trong gia đình qua điện mà thôi, mà nỗi buồn lớn nhất của mình là không được … lì xì, buồn “lớm”! (đùa thôi, chứ lớn từng này rồi không còn được nhận lì xì nữa).

Trong ký ức của mình thì những ngày cận Tết là những ngày mình cực kì đắt “sô”… dọn dẹp. Vì là đứa thích bay nhảy và rất ghét phải dọn dẹp nhà cửa với ba má nên tót sang nhà cậu di chơi, nào ngờ tránh vỏ dưa cũng gặp phải vỏ dừa, rốt cuộc là cũng bị lôi kéo đi hết nhà này sang nhà khác để giúp cậu, dì, ông bà dọn dẹp nhà cửa. Đích cuối cùng của cái hành trình đầy gian khổ những ngày Tết là lại về nhà mình dọn dẹp phụ ba má tiếp. Nghĩ lại thấy mệt thật mà được vui vầy với gia đình mình, giờ thì hết được bay nhảy rồi. Còn nhớ cái Tết xa nhà đầu tiên bên này là cảm giác vô cùng sung sướng, mãn nguyện khi không còn cái cảnh chạy “sô” nữa nhưng trong lòng buồn vợi vợi vì không còn được vui đùa trong không khí Tết Sài Thành nữa.

Thời gian trôi qua thật nhanh, 5 năm rồi cơ đấy! Thèm không khí Tết, thèm được về với ba má, thèm nồi thịt kho trứng của bà ngoại, thèm được tiền mừng tuổi của ba má, thèm, thèm và chỉ biết thèm mà thôi. Tết thứ 5 này cũng vậy, chỉ mong Tết năm sau được bay về nhà!

Huỳnh Vũ Khánh Châu 20 tuổi – Tp Hồ Chí Minh

(sinh viên năm 3 ngành Truyền thông thông tin tại Nice)

huynh-vu-khanh-chau-nice

 

Sinh viên xa nhà 3 năm và đã liền tù tì 3 cái Tết đã không thể ở bên cạnh gia đình. Chắc hẳn mọi người ai cũng có thể mường tượng được phần nào về việc Tết xa nhà hiển nhiên là buồn, nhưng nó thật sự buồn khi chính bạn là nhân vật chính trong câu chuyện đấy. « Tết » của đứa trẻ trong tôi quả thật là một từ ngữ diệu kỳ khi chỉ với một thanh âm đơn giản đó mà đã bao nhiêu hình ảnh, âm thanh, hương vị và cả mùi hương nữa chứ… cứ hiện rõ mồn một trong đầu lướt qua như một cuốn phim quay chậm.

Tôi còn nhớ cái dạo học sinh nhí nhố hồi đó, cứ đến tầm qua tết tây là tôi và bọn bạn lại bắt đầu đếm lùi và háo hức đến kì nghỉ tuyệt vời thứ nhì (sau hè thôi hihi) của năm. Tết với tôi chính thức bắt đầu khi thấy mẹ đặt lên bếp mâm cỗ cúng Ông táo Bà táo, nào trái cây gà luộc nào chè trôi nước – món mà tôi hảo nhất cùng đủ các loại bánh trái nhiều màu sắc phong phú. Nhắc đến tết ta lại thường nghĩ ngay đến việc được ăn ngon, ngủ kĩ, trao cho nhau những lời chúc an lành nhất cùng biết bao tình yêu thương chất chứa. Ông bà mạnh khoẻ, gia đình sum họp hạnh phúc, trẻ con ăn mau chóng lớn chạy tung tay khắp nơi trên tay cầm những bao lì xì đỏ may mắn. Có lẽ chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng cũng đã đủ làm ấm lòng bất cứ người dân Việt nào khi nghĩ đến Tết.

Tôi chớp mắt một cái, những hình ảnh đẹp kia bỗng chốc vụt tắt đưa tôi về với hiện tại. Tết vừa gần mà sao lại vừa thật xa. Nhưng không sao, tôi tự nhủ với bản thân mình, dù xa hay gần những trái tim vẫn luôn kề bên nhau. Đó mới là điều quan trọng. Trong thời khắc giao mùa này, tôi chỉ biết một điều rằng được ở đây đã là một điều thật may mắn, mình không nên lãng phí thời gian mà cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng gia đình đã thương gửi bao niềm tin và hi vọng. Tết xa quê hương nhưng lòng người luôn hướng về chốn cũ, đó mới là thật sự điều quý giá.

Là con gái đi học xa nhà, nhớ cái tết đầu tiên ở một nơi xa lạ, nhiều anh chị thấy thương hỏi thăm tôi là em có buồn không, có nhớ nhà không. Tôi cứ cười khì khì bảo em cũng nhớ nhưng không dám nghĩ nhiều đến. Cứ ráng học cho nhanh cho giỏi rồi về thôi. Vì đôi khi đối với bạn, những từ ngữ uỷ mị như nhớ nhà, nhớ gia đình.. cũng chẳng giải quyết được gì. Nhưng cho đến một ngày, bạn bồi hồi khi nhìn lên bỗng một chiếc máy bay từ đâu vụt qua bầu trời, bàn tay giơ cao và nhẩm đến ngón thứ ba, mỉm cười bạn nói : a, cũng đã ba cái Tết rồi đấy…

Tô Thị Hồng Nhung (Thạc sỹ Marketing Rennes) 24 tuổi đến từ Hà nội

Nhung-rennes 

Ảnh : Bạn Nhung đang cắt tóc cho bạn bè Pháp trong 1 sự kiện tổ chức ở Rennes do chính Nhung tham gia tổ chức ( ẢNH DO NHUNG CUNG CẤP)

Nếu tôi đang ở nhà, thì giờ này tôi đang cùng bố lau dọn bàn thờ, lắp thêm một cái đèn trang trí vào phòng khách, và trồng thêm vài khóm thược dược trước sân.

Tôi thấy cảnh tôi cùng mẹ lau thật kỹ từng tấm lá dong xanh mướt, đãi những hạt đỗ mịn màng và chẻ những sợi lạt mềm còn thơm mùi tre tươi.

Tôi chắc chắn sẽ cùng em gái đi mua thật nhiều bánh kẹo mứt quả ngon ở cửa hàng quen, và chọn những bao lì xì thật đẹp để mừng tuổi cho tụi nhóc.

Thế nào tôi cũng sẽ ngượng nghịu trước những câu hỏi: bao giờ thì đưa người yêu về ra mắt của các cô, các dì, các thím, các mợ và những bác láng giềng tốt bụng.

Rồi cả nhà tôi sẽ thức cả đêm bên nồi bánh chưng, cái nồi Liên Xô dùng cả chục năm nay chưa hỏng và cùng nhau nói đủ mọi thứ chuyện trên đời.

Tôi nhắm mắt lại và nghe thấy bài khấn rì rầm của mẹ trong làn khói thơm của nén nhang trên bàn thờ tổ tiên, cầu xin thần linh che chở phù hộ độ trì cho cả gia đình. Và tôi cảm thấy như cõi người và cõi âm gần gũi hơn bao giờ hết trong thời khắc thiêng liêng của giao thừa.

Tôi mở mắt ra và bỗng thấy mình trợ trọi trong căn phòng 9m2, ngoài cửa sổ lại một cơn mưa u ám như mọi ngày vẫn thế.

Lịch học lịch thi vẫn dày đặc, áp lực học hành và tìm thực tập vẫn đè nặng trên vai. Và tất cả chúng tôi đều chấp nhập một điều là nhịp sống phương Tây không chậm lại trong ngày Tết âm lịch của người Việt.

Và đây là cái Tết xa nhà đầu tiên của tôi.

 

Mạnh Linh NGUYỄN 28 tuổi ( Sinh viên  Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh tại Paris )

Mạnh Linh - Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Mạnh Linh – Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Đã 3 năm không ăn Tết Việt Nam, do công việc học tập cũng như điều kiện chưa cho phép mà tôi không thể về quê hương vào dịp Tết. Đây cũng là điều mà năm nào mỗi dịp xuân về tôi cũng rất trăn trở nhớ quê hương. Vì Tết của Việt Nam thật đặc biệt, tôi nhớ năm nào tôi cũng mong đợi được ngắm khoảnh khắc trang trọng, linh thiêng, mang đậm tính phương Đông khi mọi người cúng tổ tiên đêm Giao thừa. Nó luôn gợi trong tôi những hoài niệm về tuổi thơ, về gia đình, bạn bè và cả những người đã khuất. Bữa ăn tân niên cũng là bữa ăn truyền thống mà có lẽ những người con Việt Nam xa quê hương luôn khao khát.

Tôi vẫn thường cùng gia đình chuẩn bị Tết từ 1 tuần trước hôm giao thừa, cảm giác ai cũng xốn xang, bận bịu, nhưng hồ hởi chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ ăn, áo quần chào đón năm mới. Người Việt Nam dù giàu hay nghèo vẫn rất coi trọng lễ nghi nên trong dịp Tết ai cũng sắm sửa quà cáp cho gia đình, cha mẹ, thày cô và bạn bè thân thiết, đó là giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc mà không phải dân tộc nào cũng có. Đường phố Hà Nội ngày Tết cũng thật đặc biệt, đâu đâu cũng tràn ngập sắc hồng của hoa đào và cây cảnh. Người nào cũng vội vã sắm Tết, không khí Tết nở rộ khắp đất trời. Và có lẽ Hà Nội cũng đẹp nhất vào dịp Tết, thanh bình hơn so với những ngày trong năm. Hà Nội dịp này thật dịu đàng đúng với nét đẹp mộc mạc giản dị của đất Tràng An.

Đêm 30 tết nào tôi cũng ra đường đón xuân cùng bạn bè. Khoảnh khắc giao mùa luôn mang lại cho ta những cảm xúc rất đặc biệt hoài niệm và hoài bão đan xen. Ai ai cũng hào hứng lập cho những dự định trong năm mới. Có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được cảm xúc khi được hít căng bầu không khí quê hương khi xuân vừa tới.

Từ khi xa quê hương , cùng với bạn bè du học sinh và việt kiều tại Pháp, chúng tôi cũng tổ chức đón Tết truyền thống, Chúng tôi cố chuẩn bị một cái Tết thật đầm ấm để bạn bè Việt Nam có cơ hội quây quần bên nhau vừa để nguôi ngoai đi nỗi nhớ gia đình, vừa cùng nhau đón xuân mới, và cũng là để quảng bá văn hoá Việt với bạn bè Quốc Tế. Khác với tết ở Việt Nam, tết của chúng tôi ngoài những bữa ăn tập thể truyền thống chúng tôi thường tổ chức tuần lễ văn hoá, và đêm hội lớn, biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân tộc. Chúng tôi cũng rất tự hào , vì ngày càng có nhiều người Pháp yêu quý văn hoá của chúng ta, và họ cũng rất nóng lòng chờ đón Tết cổ truyền Việt Nam cùng chúng tôi.

Mạnh Linh NGUYỄN UEVF

 

read more

Người Pháp tặng gì và làm gì cho nhau ngày Valentin

Người Pháp hiện nay thường nói ngày lễ Valentin đã bị thương mại hoá, mọi thứ hoa, quà tặng trở nên rất đắt đỏ trong ngày lễ tình nhân. Họ thường nói sẽ tìm những món quà thật đặc biệt giành cho nhau nhân dịp đặc biệt này. Tuy nhiên liệu nước hoa, hay hoa hồng hay socola có nằm trong danh sách những món quà mà người Pháp mua tặng nhau Valentin hay không, hãy cùng tìm hiểu điều tra thú vị dưới đây

Theo cuộc điều tra mới nhất của trang web SexyAvenue.com ( trang chuyên bán sextoy và phụ kiện tình yêu )

– 46 % người Pháp nghĩ rằng Valentin là dịp lý tưởng để tặng nhau những phụ kiện tình yêu để tăng gia vị cho chuyện giường chiếu .

– 15 % không quan tâm đến việc kỷ niệm ngày lễ tình nhân. Và chỉ có 5% sẵn sàng chi tiền mua một món quà đắt tiền cho một nửa.

– 21 % muốn có một cuộc du ngoạn chỉ 2 người xa nơi mình sinh sống

– 14 % muốn mời một nửa 1 bữa tối lãng mạng với một bó hoa hồng

Saint Valentin09

Còn bạn , bạn sẽ làm gì Valentin này nhỉ ? cũng đừng quên , chúng ta không chỉ có mỗi Valentin để giành cho nhau yêu thương . Một nửa của bạn luôn chờ đón những cử chỉ yêu thương của các bạn , dù chỉ là những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống ! Joyeuse Saint Valentin !

Mạnh Linh NGUYỄN ( Dịch và tổng hợp)

read more

Cảm xúc của du học sinh Pháp khi đón tết xa nhà

Tết Việt Nam đối với những người con xa quê luôn là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, dù về Việt Nam hay ở lại nơi đất khách, ai cũng háo hức chờ đón Tết, ai cũng háo hức chuẩn bị cái Tết của riêng mình theo một cách rất riêng.

Dù giàu hay nghèo sinh viên hay đã đi làm, độc thân hay đã có gia đình, chúng tôi những người con xa quê trên mọi nẻo đều hướng về gia đình đều hướng về quê hương.

Chúng ta cùng chia sẻ về cảm xúc khi đón tết xa nhà của các bạn du học sinh tại Pháp nhé

 HỒ NGUYỄN Duy Thịnh (SV Master năm 1 ngành điện tử – tự động hóa tại Paris)

22 tuổi. ( Đến từ Sài Gòn )

thinh-paris

Thịnh và các bạn tại Paris, thứ 3 từ phải qua

Như bao bạn du học sinh ở Pháp cũng như ở tất cả các nước khác trên thế giới, đón Tết xa nhà không bao giờ là vui cả. Cảm giác thật sự lạc lõng giữa nhữg ngày Tết khi bạn ở trên một đất nước xa lạ, bao quanh bởi những người xa lạ và nhất là không cùng văn hóa, phong tục – tập quán với Việt Nam.

Có mà bây giờ có bạn nào hỏi mình về ăn Tết lần nào chưa thì mình cũng chỉ cười trừ cho qua vì đã đón 5 cái Tết trên đất Pháp này rồi. Có vui, có buồn. Vui vì được lăng xăng chuẩn bị Tết cùng các anh, chị, bạn bè rồi đón một cái Tết xa nhà ấm cúng, tràn ngập tiếng cười và cũng không thể thiếu những màn sát phạt cùng mọi người. Buồn vì không được về Việt Nam đón Tết với ba má, với cả đại gia đình, chỉ biết gọi điện về rồi chúc từng người một trong gia đình qua điện mà thôi, mà nỗi buồn lớn nhất của mình là không được … lì xì, buồn “lớm”! (đùa thôi, chứ lớn từng này rồi không còn được nhận lì xì nữa).

Trong ký ức của mình thì những ngày cận Tết là những ngày mình cực kì đắt “sô”… dọn dẹp. Vì là đứa thích bay nhảy và rất ghét phải dọn dẹp nhà cửa với ba má nên tót sang nhà cậu di chơi, nào ngờ tránh vỏ dưa cũng gặp phải vỏ dừa, rốt cuộc là cũng bị lôi kéo đi hết nhà này sang nhà khác để giúp cậu, dì, ông bà dọn dẹp nhà cửa. Đích cuối cùng của cái hành trình đầy gian khổ những ngày Tết là lại về nhà mình dọn dẹp phụ ba má tiếp. Nghĩ lại thấy mệt thật mà được vui vầy với gia đình mình, giờ thì hết được bay nhảy rồi. Còn nhớ cái Tết xa nhà đầu tiên bên này là cảm giác vô cùng sung sướng, mãn nguyện khi không còn cái cảnh chạy “sô” nữa nhưng trong lòng buồn vợi vợi vì không còn được vui đùa trong không khí Tết Sài Thành nữa.

Thời gian trôi qua thật nhanh, 5 năm rồi cơ đấy! Thèm không khí Tết, thèm được về với ba má, thèm nồi thịt kho trứng của bà ngoại, thèm được tiền mừng tuổi của ba má, thèm, thèm và chỉ biết thèm mà thôi. Tết thứ 5 này cũng vậy, chỉ mong Tết năm sau được bay về nhà!

Huỳnh Vũ Khánh Châu 20 tuổi – Tp Hồ Chí Minh

(sinh viên năm 3 ngành Truyền thông thông tin tại Nice)

 huynh-vu-khanh-chau-nice

Sinh viên xa nhà 3 năm và đã liền tù tì 3 cái Tết đã không thể ở bên cạnh gia đình. Chắc hẳn mọi người ai cũng có thể mường tượng được phần nào về việc Tết xa nhà hiển nhiên là buồn, nhưng nó thật sự buồn khi chính bạn là nhân vật chính trong câu chuyện đấy. « Tết » của đứa trẻ trong tôi quả thật là một từ ngữ diệu kỳ khi chỉ với một thanh âm đơn giản đó mà đã bao nhiêu hình ảnh, âm thanh, hương vị và cả mùi hương nữa chứ… cứ hiện rõ mồn một trong đầu lướt qua như một cuốn phim quay chậm.

Tôi còn nhớ cái dạo học sinh nhí nhố hồi đó, cứ đến tầm qua tết tây là tôi và bọn bạn lại bắt đầu đếm lùi và háo hức đến kì nghỉ tuyệt vời thứ nhì (sau hè thôi hihi) của năm. Tết với tôi chính thức bắt đầu khi thấy mẹ đặt lên bếp mâm cỗ cúng Ông táo Bà táo, nào trái cây gà luộc nào chè trôi nước – món mà tôi hảo nhất cùng đủ các loại bánh trái nhiều màu sắc phong phú. Nhắc đến tết ta lại thường nghĩ ngay đến việc được ăn ngon, ngủ kĩ, trao cho nhau những lời chúc an lành nhất cùng biết bao tình yêu thương chất chứa. Ông bà mạnh khoẻ, gia đình sum họp hạnh phúc, trẻ con ăn mau chóng lớn chạy tung tay khắp nơi trên tay cầm những bao lì xì đỏ may mắn. Có lẽ chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng cũng đã đủ làm ấm lòng bất cứ người dân Việt nào khi nghĩ đến Tết.

Tôi chớp mắt một cái, những hình ảnh đẹp kia bỗng chốc vụt tắt đưa tôi về với hiện tại. Tết vừa gần mà sao lại vừa thật xa. Nhưng không sao, tôi tự nhủ với bản thân mình, dù xa hay gần những trái tim vẫn luôn kề bên nhau. Đó mới là điều quan trọng. Trong thời khắc giao mùa này, tôi chỉ biết một điều rằng được ở đây đã là một điều thật may mắn, mình không nên lãng phí thời gian mà cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng gia đình đã thương gửi bao niềm tin và hi vọng. Tết xa quê hương nhưng lòng người luôn hướng về chốn cũ, đó mới là thật sự điều quý giá.

Là con gái đi học xa nhà, nhớ cái tết đầu tiên ở một nơi xa lạ, nhiều anh chị thấy thương hỏi thăm tôi là em có buồn không, có nhớ nhà không. Tôi cứ cười khì khì bảo em cũng nhớ nhưng không dám nghĩ nhiều đến. Cứ ráng học cho nhanh cho giỏi rồi về thôi. Vì đôi khi đối với bạn, những từ ngữ uỷ mị như nhớ nhà, nhớ gia đình.. cũng chẳng giải quyết được gì. Nhưng cho đến một ngày, bạn bồi hồi khi nhìn lên bỗng một chiếc máy bay từ đâu vụt qua bầu trời, bàn tay giơ cao và nhẩm đến ngón thứ ba, mỉm cười bạn nói : a, cũng đã ba cái Tết rồi đấy…

Tô Thị Hồng Nhung (Thạc sỹ Marketing Rennes) 24 tuổi đến từ Hà nội

 Nhung-rennes 

Ảnh : Bạn Nhung đang cắt tóc cho bạn bè Pháp trong 1 sự kiện tổ chức ở Rennes do chính Nhung tham gia tổ chức ( ẢNH DO NHUNG CUNG CẤP)

Nếu tôi đang ở nhà, thì giờ này tôi đang cùng bố lau dọn bàn thờ, lắp thêm một cái đèn trang trí vào phòng khách, và trồng thêm vài khóm thược dược trước sân.

Tôi thấy cảnh tôi cùng mẹ lau thật kỹ từng tấm lá dong xanh mướt, đãi những hạt đỗ mịn màng và chẻ những sợi lạt mềm còn thơm mùi tre tươi.

Tôi chắc chắn sẽ cùng em gái đi mua thật nhiều bánh kẹo mứt quả ngon ở cửa hàng quen, và chọn những bao lì xì thật đẹp để mừng tuổi cho tụi nhóc.

Thế nào tôi cũng sẽ ngượng nghịu trước những câu hỏi: bao giờ thì đưa người yêu về ra mắt của các cô, các dì, các thím, các mợ và những bác láng giềng tốt bụng.

Rồi cả nhà tôi sẽ thức cả đêm bên nồi bánh chưng, cái nồi Liên Xô dùng cả chục năm nay chưa hỏng và cùng nhau nói đủ mọi thứ chuyện trên đời.

Tôi nhắm mắt lại và nghe thấy bài khấn rì rầm của mẹ trong làn khói thơm của nén nhang trên bàn thờ tổ tiên, cầu xin thần linh che chở phù hộ độ trì cho cả gia đình. Và tôi cảm thấy như cõi người và cõi âm gần gũi hơn bao giờ hết trong thời khắc thiêng liêng của giao thừa.

Tôi mở mắt ra và bỗng thấy mình trợ trọi trong căn phòng 9m2, ngoài cửa sổ lại một cơn mưa u ám như mọi ngày vẫn thế.

Lịch học lịch thi vẫn dày đặc, áp lực học hành và tìm thực tập vẫn đè nặng trên vai. Và tất cả chúng tôi đều chấp nhập một điều là nhịp sống phương Tây không chậm lại trong ngày Tết âm lịch của người Việt.

Và đây là cái Tết xa nhà đầu tiên của tôi.

 

Mạnh Linh NGUYỄN 28 tuổi ( Sinh viên  Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh tại Paris )

Mạnh Linh - Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Mạnh Linh – Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Đã 3 năm không ăn Tết Việt Nam, do công việc học tập cũng như điều kiện chưa cho phép mà tôi không thể về quê hương vào dịp Tết. Đây cũng là điều mà năm nào mỗi dịp xuân về tôi cũng rất trăn trở nhớ quê hương. Vì Tết của Việt Nam thật đặc biệt, tôi nhớ năm nào tôi cũng mong đợi được ngắm khoảnh khắc trang trọng, linh thiêng, mang đậm tính phương Đông khi mọi người cúng tổ tiên đêm Giao thừa. Nó luôn gợi trong tôi những hoài niệm về tuổi thơ, về gia đình, bạn bè và cả những người đã khuất. Bữa ăn tân niên cũng là bữa ăn truyền thống mà có lẽ những người con Việt Nam xa quê hương luôn khao khát.

Tôi vẫn thường cùng gia đình chuẩn bị Tết từ 1 tuần trước hôm giao thừa, cảm giác ai cũng xốn xang, bận bịu, nhưng hồ hởi chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ ăn, áo quần chào đón năm mới. Người Việt Nam dù giàu hay nghèo vẫn rất coi trọng lễ nghi nên trong dịp Tết ai cũng sắm sửa quà cáp cho gia đình, cha mẹ, thày cô và bạn bè thân thiết, đó là giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc mà không phải dân tộc nào cũng có. Đường phố Hà Nội ngày Tết cũng thật đặc biệt, đâu đâu cũng tràn ngập sắc hồng của hoa đào và cây cảnh. Người nào cũng vội vã sắm Tết, không khí Tết nở rộ khắp đất trời. Và có lẽ Hà Nội cũng đẹp nhất vào dịp Tết, thanh bình hơn so với những ngày trong năm. Hà Nội dịp này thật dịu đàng đúng với nét đẹp mộc mạc giản dị của đất Tràng An.

Đêm 30 tết nào tôi cũng ra đường đón xuân cùng bạn bè. Khoảnh khắc giao mùa luôn mang lại cho ta những cảm xúc rất đặc biệt hoài niệm và hoài bão đan xen. Ai ai cũng hào hứng lập cho những dự định trong năm mới. Có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được cảm xúc khi được hít căng bầu không khí quê hương khi xuân vừa tới.

Từ khi xa quê hương , cùng với bạn bè du học sinh và việt kiều tại Pháp, chúng tôi cũng tổ chức đón Tết truyền thống, Chúng tôi cố chuẩn bị một cái Tết thật đầm ấm để bạn bè Việt Nam có cơ hội quây quần bên nhau vừa để nguôi ngoai đi nỗi nhớ gia đình, vừa cùng nhau đón xuân mới, và cũng là để quảng bá văn hoá Việt với bạn bè Quốc Tế. Khác với tết ở Việt Nam, tết của chúng tôi ngoài những bữa ăn tập thể truyền thống chúng tôi thường tổ chức tuần lễ văn hoá, và đêm hội lớn, biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân tộc. Chúng tôi cũng rất tự hào , vì ngày càng có nhiều người Pháp yêu quý văn hoá của chúng ta, và họ cũng rất nóng lòng chờ đón Tết cổ truyền Việt Nam cùng chúng tôi.

Mạnh Linh NGUYỄN

 

read more

Cách đón tết xa nhà của sinh viên Việt Nam tại Pháp

Tết Việt Nam đối với những người con xa quê luôn là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, dù về Việt Nam hay ở lại nơi đất khách, ai cũng háo hức chờ đón Tết, ai cũng háo hức chuẩn bị cái Tết của riêng mình theo một cách rất riêng. Dù giàu hay nghèo sinh viên hay đã đi làm, độc thân hay đã có gia đình, chúng tôi những người con xa quê trên mọi nẻo đều hướng về gia đình đều hướng về quê hương.

Hơn 3 năm xa nhà, cái Tết thứ 4 buồn mà không vô ích của tôi lại sắp đến. Buồn vì Tết tôi với các bạn vẫn hối hả với công việc học hành, việc chính, việc phụ, buồn vì không thực sự có thời gian trống để nghĩ về gia đình một cách trọn vẹn, buồn vì chúng tôi ở quá xa, chẳng có gì bù đắp được khoảng cách quá lớn với gia đình mà sinh viên xa nhà ai cũng thổn thức. Sinh viên mỗi người đón Tết một kiểu, người thì tụ tập bạn bè, ăn uống cho đỡ cô đơn, người thì bận bịu công việc chẳng có thời gian đón Tết, hơn ba năm tôi công tác hội sinh viên cùng anh chị em đón Tết chung nên cảm thấy buồn nhưng không hề vô ích. Chắc hẳn nhiều bạn sinh viên, học sinh chuẩn bị du học, sẽ tò mò không biết cái tết phương xa nó ra sao, sẽ đón tết 1 mình hay như thế nào. Chính tôi trước khi sang Pháp cũng tò mò chuyện đó. Ngay từ ngày đầu tiên đặt chân đến Pháp tôi đã có anh chị em sinh viên giúp đỡ đón ở sân bay, bến tàu, cũng vì thế mà thực sự tôi vượt qua được giai đoạn đầu vô cùng khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất một cách dễ dàng. Cũng vì thế tôi đã quyết định tham gia hội sinh viên, và ngay từ đầu tôi đã tự nhận cho mình trách nghiệm phát triển hội sinh viên để có thể hỗ trợ được nhiều hơn, để có thể nhân rộng sức mạnh của cộng đồng sinh viên Việt trên đất khách.

 

Cả 3 cái Tết tôi đều tham gia tổ chức chương trình tết cho anh chị em sinh viên và cả việt kiều cũng như bạn bè quốc tế nữa. Chúng tôi tổ chức bữa tiệc lớn cho vài trăm người, và cả một chương trình văn nghệ đặc sắc quảng bá văn hoá Việt Nam cho bạn bè nước ngoài. Vui nhất là quá trình chuẩn bị, để có được 1h30 trên sân khấu, các bạn sinh viên đã tập luyện không ngừng nghỉ trong vòng 1 đến 2 tháng. Rất vất vả vì thời gian Tết Nguyên Đán trùng vào đợt thi nên ai cũng bận. Rồi để có bữa tiệc truyền thống thịnh soạn cho mấy trăm con người, anh chị em sinh viên phải chuẩn bị trước cả tuần thức thâu đêm luộc bánh chưng, chế biến đồ ăn vì đồ ăn Việt bao giờ làm cũng rất công phu.

Các bạn sinh viên cùng gói bánh trưng đón tết

Các bạn sinh viên cùng gói bánh trưng đón tết

 

Nhưng bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến khi nhìn thấy tà áo dài Việt Nam, thấy những điệu múa dân tộc, được trình diễn trên những sân khấu hoành tráng của đất nước bạn. Tự hào bao nhiêu khi ăn những món ăn quê hương do chính tay anh chị em sinh viên chuẩn bị. Mệt nhưng vui và hãnh diện lắm khi văn hoá của mình được các bạn bè quốc tế đón nhật một cách rất trân trọng và nhưỡng mộ, qua 3 năm tôi thấy rõ một điều rằng người Pháp biết đến chúng tôi nhiều hơn, muốn được tham gia đón Tết cùng chúng tôi. Chẳng thế mà Tết năm nào họ cũng mong đến ngày tết Việt để được đi dự chương trình đặc biệt.

Tác giả bài viết giao lưu cùng thị trưởng thành phố trực thuộc trong chương trình Tết

Tác giả bài viết giao lưu cùng thị trưởng thành phố trực thuộc trong chương trình Tết

Một trong số những tiết mục văn nghệ sinh viên tại Bordeaux biểu diễn trong chương trình Tết

Một trong số những tiết mục văn nghệ sinh viên tại Bordeaux biểu diễn trong chương trình Tết

van-nghe-sv-phap

Một tiết mục văn nghệ hoành tráng do các bạn sinh viên thực hiện

do-an-tet

Những món ăn trong chương trình Tết

Đấy là Tết chung, ngoài ra anh chị em sinh viên cũng tổ chức tết riêng ở nhà nữa, thường thì cũng kéo dài 3-5 ngày, mỗi ngày ăn ở nhà một người, ban ngày vẫn đi làm nhưng tối về thì tụ tập ăn uống, nấu những món ăn Tết. Nói chung là cũng xôm.

Quay lại với cá nhân tôi Tết nào cũng là dịp bận bịu nhất đúng là cả tết có lẽ tôi gọi điện về nhà chúc Tết được một lượt mỗi người nói chuyện chưa đầy một phút. Rồi lại quay lại với công việc nên không có thời gian để nhớ nhà, nhưng đúng là trong đầu lúc nào cũng vương vấn chút gì đó băn khoăn về gia đình. Khi nghĩ đến cảnh tết đoàn viên cũng có chút xíu chạnh lòng.

Năm nay, là năm rất đặc biệt năm quan hệ Việt Pháp, ở Pháp sẽ có rất nhiều chương trình Tết lớn, được tổ chức bởi cả 2 nước, tôi và nhiều bạn sinh viên cũng sẽ tham gia. Đây là cơ hội rất lớn đề học hỏi về quá trình tổ chức sự kiện, cũng như là một dịp để giao lưu văn hoá.

Vây đấy chia sẻ một chút về cái Tết xa quê của tôi để bạn bè có thể hiểu thêm một chút về cái Tết xa quê, và đặc biệt là để các bạn chuẩn bị xa quê hương hình dung cái Tết xa nhà sẽ ra sao. Tôi chỉ muốn nhắn nhủ một điều, dù bạn có đi đâu, ở đâu cũng có đồng bào mình, họ sẽ luôn giang cánh tay đón bạn. Và đừng ngại coi họ như gia đình thứ 2 của bạn, họ chính là điểm tựa của bạn khi bạn xa gia đình.

Chúc các bạn xa nhà đón 1 cái Tết thật đầm ấm và đủ .

Mạnh Linh NGUYỄN

read more

Người Pháp và Sex – vài con số thú vị

Người Pháp vẫn luôn được biết tới như những người tình nóng bỏng, và lãng mạng trong tình yêu và cả trên giường nữa. Điều đó không sai , khi cả đàn ông và phụ nữ Pháp, coi tình dục như món ăn tinh thần không thể thiếu như bánh mỳ Baguette của họ. Không chỉ có những suy nghĩ rất cởi mở về tình dục, người Pháp cũng có thể sẵn sàng nói chuyện với bạn một cách rất thoải mái về vấn đề này, tất nhiên theo xu hướng chung so với những người thuộc lớp trung niên,  giới trẻ vẫn thoáng hơn hơn khi đề cập đến tình dục.

Người Pháp luôn giành nhiều thời gian để tìm hiểu và chăm sóc cho vấn đề giường chiếu, chính vì vậy mà họ xứng đáng với danh hiệu “vô địch trên giường” mà nhiều nước trong châu âu vẫn đánh giá về họ.

Dưới đây là một vài con số thú vị về vấn đề vấn đề  tình dục của người Pháp có thể có những con số làm bạn ngạc nhiên tuy nhiên hãy nhớ rằng văn hoá phương tây có rất nhiều điều khác xa với nền văn hoá của chúng ta.

 

nguoi-phap-sex

Số lần quan hệ trung bình của người Pháp là 8,9 lần trong tháng

8,9 là số lần quan hệ trung bình của cả phụ nữ và đàn ông và phụ nữ Pháp

2,5 % đàn ông công bố rằng họ thường xuyên gặp khó khan trong việc xuất tinh được mỗi khi quan hệ

7,4 % phụ nữ công bố họ thường xuyên gặp khó khan trong việc đạt cực khoái

90 % đàn ông Pháp đã từng thủ dâm

60 % phụ nữ Pháp đã từng thủ dâm

50 % Người Pháp đã dừng có quan hệ theo kiểu tình 1 đêm

50% Người Pháp đã từng quan hệ ngoài trời

2% Đã từng quan hệ tại nơi làm việc

16 % Đàn ông Pháp đã từng quan hệ cùng lúc với 2 hoặc nhiều người

22 % người pháp mua ít nhất một sex-toy trên năm

17,2 là độ tuổi trung bình cho lần quan hệ đầu tiên ở đàn ông Pháp

17,6 là độ tuổi trung bình cho lần quan hệ đầu tiên ở phụ nữ

11 phụ nữ là con số trung bình mà đàn ông Pháp đã qua đêm trong đời họ

4,4 đàn ông là con số trung bình mà phụ nữ Pháp đã qua đêm trong đời h

49 ngày 13 giờ 41 phút là con số trung bình người Pháp dành cho quan hệ tình dục trong một đời người

 

Nguồn số liệu Điều tra của viện nghiên cứu INSERM, INED, năm 2007

Mạnh Linh NGUYỄN

read more

Tổng hợp những điều người nước ngoài nhận định về phụ nữ Pháp

Nước Pháp hào hoa với thủ đô Paris kinh đô ánh sáng và thời trang hoa lệ, là đất nước mang vẻ đẹp lãng mạng cùng những người đàn ông ga lăng, cùng những cô gái Pháp kiêu sa, quyến rũ. Điều này có hoàn toàn đúng trong mắt những khách du lịch quốc tế đã từng đặt chân đến Pháp? Dưới đây là những tổng hợp về những nhận xét tiêu cực của người nước ngoài về Phụ nữ Pháp và lời bình theo nhận định của người viết, mời độc giả cùng đọc và đưa ra những nhận định của các bạn.

- Keo kiệt ( có lẽ nhận định này cũng không sai lắm, nhất là khi kinh tế ngày càng khó khăn, người Pháp luôn tính toán rất kỹ trước khi chi tiền)

- Rất hấp dẫn ( tất nhiên ở đâu cũng có phụ nữ đẹp và phụ nữ xấu, tuy nhiên phụ nữ từ 18-45 ở Pháp rất biết cách làm đẹp và tự tin về ngoại hình của họ

- Hơi dễ dãi một chút, và săn sàng cho tình một đêm ( Có xu hướng thoải mái hơn Châu Á về vấn đề tình dục, nhưng không phải cô gái Pháp nào cũng sẵn sàng qua đêm với một người lạ. “Yêu” thì cũng phải có cảm xúc mới yêu được chứ”

- Chuyên gia trên giường ( Nhận định không sai, khi sex là một chủ đề mà cả đàn ông, phụ nữ Pháp rất quan tâm tìm hiểu và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Sex là món ăn tinh thần không thể thiếu của họ

- Có tố chất quý tộc ( Cũng đúng, phụ nữ Pháp có chút gì đó kiêu sa, và thích biểu hiện một cách hơi quý tộc, hay nói khác đi họ luôn tự xem mình như những nàng công chúa vậy )

- Rất độc lập ( Họ hoàn toàn không lệ thuộc vào đàn ông, luôn đấu tranh về bình đẳng giới trong công việc cũng như trong gia đình )

- Rất yêu bản thân họ ( điều này rất chính xác, về cơ bản chủ nghĩa cá nhân ở Phương Tây đã lớn, phụ nữ Pháp thì họ càng rất yêu bản thân, luôn chăm sóc bản thân mình trước rồi mới nghĩ đến người khác)

- Nhiều lông ( phụ nữ Pháp đúng là có nhiều lông mao hơn phụ nữ nước khác )

- Bẩn ( Nhiều người nói người Pháp bẩn, điều này có lẽ không đúng , chỉ là số ít , rất ít làm biếng vệ sinh thôi, nhìn chung phụ nữ Pháp lúc nào cũng thơm phức và sạch sẽ )

- Hơi khó gần ( đối với đàn ông, nhất là người nước ngoài, nếu bạn không tiến trước một bước, chắc chẳng có cô gái Pháp nào bắt chuyện với bạn )

- Tư duy hẹp ( Khó mà đánh giá được vấn đề này của một dân tộc văn minh như Pháp, nhưng đúng là khi sống trong một thế giới tiện nghi và văn minh quá, thì sự tư duy và sự sáng tạo ngày càng giảm đi thật )

- Lười biếng ( Họ làm việc ít hơn so với những nước khác, 35 h / Tuần, đi du lịch nhiều hơn, bình đẳng hơn đồng nghĩa với việc nhiều đàn ông cũng phải làm việc nhà thay cho phụ nữ. Và thực tế là giới trẻ Pháp ngày nay, chẳng quan tâm gì đến nội trợ và chăm sóc gia đình )

- Hay trễ giờ ( Phụ nữ Pháp trang điểm không lâu lắm, nhưng tác phong cũng hơi lề mề, nhất là ở các thành phố lớn, họ là những quý cô mà )

Bên cạnh những nhận định không tốt về Phụ nữ Pháp thì chúng ta cũng phải nhận định một điều là phụ nữ Pháp luôn được nhắc đến như đại diện của cái đẹp, sự sang trọng, thời trang, thông minh và yêu ẩm thực văn hoá, và đặc biệt được đánh giá là gọn gàng nhất Châu Âu , do họ rất để ý đến chế độ ăn uống.

Tác giả và vài cô bạn người Pháp

Tác giả và vài cô bạn người Pháp

Cuộc sống công nghiệp hoá ngày nay có nhiều thay đổi. Nhưng hình ảnh người phụ nữ Pháp vẫn là đại diện hoàn hảo cho đất nước xinh đẹp này .

 

Mạnh Linh NGUYỄN

read more