Liên quan việc đổi statut và gia hạn titre de séjour salarié

Bài viết này cung cấp thông tin cho các bạn quan tâm đến việc chuyển đổi statut sang salarié hoặc có titre salarié, nêu ra các yếu tố quan trọng giải thích tại sao nhiều bạn bị từ chối đổi statut sang salarié và cung cấp những kinh nghiệm, lời khuyên trong việc đổi statut sang salarié.

Voilà, sau một thời gian 2 năm sau khi tốt nghiệp, bản thân người viết trải qua thành công một quá trình không ngắn để có được titre salarié “ổn định” : tìm việc, changement de statut, đổi việc, và cả renouvellement du premier titre salarié, rồi phải…làm lại changement de statut lần 2!. Sau đó có đọc trên một số diễn đàn thì thấy nhiều bạn hiểu lơ mơ, chỉ nghe truyền miệng và  hầu hết là có thông tin không chính xác. Vì thế, tác giả viết bài này tổng hợp lại các thông tin quan trọng liên quan, với mong muốn giúp các bạn có được thông tin thực tế và chính xác. Thủ tục cụ thể của changement de statut như thế nào, các bạn đọc thêm bài http://vanhoaphap.com/?p=1240
Nếu các bạn cần giải đáp vấn đề gì liên quan, xin mời gửi câu hỏi trong phần Bình luận của bài viết.

I. Période d’essai CDI et Renouvellement de titre de séjour salarié

Bạn được một công ty tại Pháp nhận vào làm việc với một hợp đồng CDI sau những năm tháng học hành vất vả và cần phải đổi statut sang salarié (changement de statut) mới được bắt đầu công việc. OK, bạn đổi statut và đi làm, nhưng nếu không may một trong những tin xấu rơi trúng đầu : công ty bị phá sản, bạn không qua khỏi giai đoạn thử việc, hay đơn giản là muốn nhảy việc vì có chỗ khác “ngon” hơn? Lúc này mọi thứ sẽ như tơ vò nếu bạn chưa biết các điều sau:

  • Người có titre salarié năm đầu tiên bắt buộc phải ở lại công ty nơi đã trả tiền đổi titre trong vòng 12 tháng đầu tiên kể từ ngày được tuyển dụng (là ngày ghi trên hợp đồng, không phải ngày bắt đầu có titre salarié).
  • Nếu salarié xin nghỉ việc trong vòng 12 tháng đầu này và đi làm ở công ty khác, việc gia hạn titre salarié (khi titre năm đầu tiên hết hạn) sẽ bị từ chối. Salarié có 2 tháng kể từ ngày nhận được quyết định từ chối để cứu vãn (recours). Nếu các recours thất bại (có mấy loại recours) thì người liên quan không còn được phép ở lại lãnh thổ Pháp.
  • Tuy nhiên, nếu bạn không đi khỏi công ty một cách tự nguyện mà là bị công ty cho nghỉ việc, thì sau khi bạn tìm được việc mới, bạn sẽ có quyền gia hạn titre. Trong trường hợp này, préfecture sẽ yêu cầu bạn tiến hành lại từ đầu thủ tục đổi statut, nghĩa là phải làm lại hồ sơ xin giấy phép lao động (autorisation de travail). Lúc này, nếu việc ở công ty mới tương đương việc ở công ty cũ, nghĩa là cùng lĩnh vực, lương tương đương, thì việc bạn sẽ có titre salarié mới là điều không phải lo lắng.
  • Khi một công ty muốn cho salarié nghỉ việc trong thời gian thử việc (période d’essai), họ phải báo trước cho salarié bằng văn bản (préavis) theo thời gian salarié đã có mặt:
  1. salarié đã làm dưới 8 ngày : préavis 24h
  2. salarié đã làm dưới 1 tháng : préavis 48h
  3. salarié đã làm dưới 3 tháng : préavis 2 tuần
  4. salarié đã làm trên 3 tháng : préavis 1 tháng
Chú ý là giai đoạn thử việc sẽ bị kéo dài thêm 1 số ngày tương đương với số ngày bạn nghỉ phép hay nghỉ ốm, kéo theo thời hạn préavis có thể bị đẩy lùi theo. Nếu công ty không đảm bảo thời gian préavis đã nêu, salarié có quyền từ chối và tiếp tục làm việc.
  • Vẫn trong trường hợp công ty cho salarié nghỉ việc, nhưng đến lúc hết titre (đến lúc phải gia hạn) mà salarié này vẫn chưa tìm được việc mới, thì titre salarié này sẽ vẫn được gia hạn thêm 12 tháng để tìm việc. Từ lúc nghỉ việc, salarié sẽ được quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp (người mất việc phải lên sitewww.pole-emploi.fr để khai báo và tiến hành thủ tục xin trợ cấp, tất nhiên nếu salarié tự nguyện nghỉ việc thì sẽ không được hưởng trợ cấp này).

II. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đổi status từ étudiant hay scientifique sang salarié

  • Contrat : đây là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại, nếu có CDI thì việc chuyển statut mới đảm bảo, tuy nhiên cũng có trường hợp rất hiếm CDD cũng đổi được, nhưng nhắc lại là : hiếm. Vì thế nếu bạn có ý định làm việc và sống tại Pháp lâu dài thì phải có yếu tố khởi điểm là CDI.
  • Bằng cấp và profile : nếu bạn có bằng cấp ít nhất là Master thì đó là 1 yếu tố được ưu tiên và dễ dàng hơn khi chuyển statut. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, nhưng cũng không có nghĩa là có bằng master là chắc chắn sẽ chuyển được statut vì còn có các yếu tố khác được liệt kê tiếp sau đây. Khi đổi statut étudiant sang salarié lần đầu, người viết bài này cùng làm 1 lần với 1 đồng nghiệp người Algérie, kết quả là đổi thành công nhưng đồng nghiệp bị từ chối titre salarié. Cùng một công việc, mức lương tương đương, nhưng sự khác nhau là profile. Khi xét hồ sơ đổi statut, prefecture và Direction de travail xét khá kỹ profile của người xin, cho nên tôi khuyên các bạn ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được yêu cầu, còn phải chuẩn bị CV thật chu đáo, thậm chí còn đầy đủ, chi tiết hơn cả phiên bản dùng đi xin việc, trong đó thể hiện được các công việc (trong ngành, dù ngắn hay dài hạn), các projet đã thực hiện ở trường, và các compétences (dù biết chỉ 1 chút cũng liệt kê). Để biết thêm cách trình bày CV, các bạn tìm đọc thêm trên NNB bài viết chuyên về chủ đề này. Ngoài ra, một lettre de motivation kèm theo hồ sơ, trong đó nhấn mạnh sự phù hợp giữa công việc và études, nhấn mạnh sự cần thiết của việc bạn có mặt trong công ty nơi tuyển dụng.
  •  Công việc phải phù hợp với ngành học. Nếu làm trái ngành, ví dụ như học Informatique mà làm về Marketing thì gần như chắc chắn titre bị từ chối.
  • Mức lương theo quy định phải ít nhất bằng 1.5 lần SMIC. Theo người viết tìm hiểu, đã có nhiều bạn bị từ chối đổi statut vì yếu tố này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp Direction de Travail của vùng châm chước, thì vẫn có bạn có cơ hội đổi được statut dù lương thấp hơn mức quy định. Đó là những trường hợp lương phù hợp với vị trí và trung bình của ngành, khi nộp hồ sơ cần giải thích rõ trong lettre de motivation điều đó. Kể từ ngày 1/1/2013, SMIC là 1430,22 euros bruts mensuels, như vậy để chắc chắn không bị từ chối đổi statut, tốt nhất là (tất nhiên là nếu trong khả năng) có được mức lương1430,22*1,5 = 2145,33 euros bruts mensuels (25.743,96 euros bruts annuels).
  • Tuỳ ngành học mà việc chuyển đổi statut dễ hay khó, nếu ngành nào thuộc diện “hot” ở Pháp, ví dụ như các ngành liên quan kinh tế, thì khả năng bị từ chối titre khá cao do mức độ cạnh tranh lớn, dù bạn có đầy đủ các yếu tố khác theo quy định (việc phù hợp với études, lương cao…). Điều này được quy định trong luật nên khi bị từ chối đổi status nhiều bạn không hiểu tại sao. Theo Ministère d’Intérieur, sau đây là danh sách 14 métiers mở, nghĩa là các ngành cho phép dễ dàng người ngoài khối EU vào làm việc, theo arrêté du 11 août 2011 :
  1. Cadre de l’audit et contrôle comptable
  2. Conduite d’équipement de fabrication de l’ameublement et du bois
  3. Conception et dessin produits mécaniques
  4. Inspection de conformité
  5. Dessin BTP
  6. Marchandisage
  7. Ingénieur production et exploitation des systèmes d’information
  8. Conduite d’équipement de transformation du verre
  9. Téléconseil et télévente
  10. Pilotage d’unité élémentaire de production mécanique
  11. Conception et dessin de produits électriques et électroniques
  12. Intervention technique en méthodes et industrialisation
  13. Conduite d’équipement de production chimique et pharmaceutique
  14. Intervention technique en ameublement et bois

Cập nhật : từ ngày 18/01/2013, danh sách 14 ngành bị huỷ bỏ, nghĩa là không còn hạn chế với người nước ngoài khi đổi statut.(http://vosdroits.service-public.fr/F3100.xhtml)

  • Các yếu tố khác ít quan trọng hơn : khi bắt đầu đổi statut thì titre cũ phải chưa hết hạn; có nơi cư trú (không phân biệt attestation d’hébergement hay là locataire); công ty nơi tuyển dụng phải tuân thủ luật định (khai báo người lao động, đóng bảo hiểm đầy đủ…)

III. Làm gì khi việc đổi statut sang salarié bị từ chối?

(NNB: bài viết sẽ được cập nhật thường xuyên)

Tham khảo :

  • Changement de statut de l’étudiant en salarié : http://vosdroits.service-public.fr/F2229.xhtml
  • Période d’essai : http://travail-emploi.gouv.fr/informations-pratiques,89/fiches-pratiques,91/contrats,109/la-periode-d-essai,977.html
  • Renouvelement de titre de séjour salarié : http://vosdroits.service-public.fr/F2733.xhtml
  • Revalorisation du SMIC 2013 : http://travail-emploi.gouv.fr/actualite-presse,42/communiques,2138/revalorisation-du-smic-au-1er,15742.html

Nguồn http://nhungnguoiban.org/

read more

Đổi statut từ sinh viên sang salarié hoặc scientifique – giành cho những bạn ở Pháp

Khi bạn là sinh viên bạn có quyền đi làm một số giờ nhất định trong năm nhưng nếu bạn tìm được một công việc ngắn hạn hoặc lâu dài plein temps và có hợp đồng làm việc thì bạn phải đổi statut từ sinh viên sang loại khác ví dụ như salarié hoặc scientifique.

Khi bạn là sinh viên bạn có quyền đi làm một số giờ nhất định trong năm nhưng nếu bạn tìm được một công việc ngắn hạn hoặc lâu dài plein temps và có hợp đồng làm việc thì bạn phải đổi statut từ sinh viên sang loại khác ví dụ như salarié hoặc scientifique.
Trong suốt công đoạn chuyển đổi này có 4 nơi mà bạn sẽ liên quan là : (sous) préfecture nơi bạn ở, DDDT (Direction Départementale du Travail et de l’Emploi), nơi bạn sẽ làm việc,  và ANAEM (để khám sức khoẻ).
Những thông tin dưới đây chỉ là trình tự chung, tuỳ thuộc vào cơ quan nơi bạn sẽ làm việc (có giúp bạn một vài khâu trong quá trình làm hồ sơ hay không) và (sous) préfecture nơi bạn ở … mà trên thực tế những việc bạn cần phải làm sẽ khác đi chút ít.

  1. Bước 1 : bạn đến (sous) préfecture xin một hồ sơ changement de statut.
  2. Bước 2 : bạn điền đầy đủ hồ sơ và mang theo các giấy tờ cần thiết ghi trong hồ sơ (trong đó thường yêu cầu có hợp đồng đã ký hoặc convention d’arcueil, hoặc giấy tờ gì đó có giá trị chứng minh rằng bạn sẽ có hợp đồng) đến nộp cho (sous) préfecture. (Sous) préfecture sẽ xem xét hồ sơ của bạn và chuyển nó đến DDTE, DDTE và nơi bạn sẽ làm việc sẽ liên hệ vói nhau và trao đổi một số giấy tờ giữa họ. Nếu họ không cần bạn tham gia vào quá trình này thì bạn chẳng cần bận tâm.
  3. Bước 3 : Bạn sẽ nhận được 1 giấy nói là đi khám sức khoẻ (ANAEM). Trong giấy ghi rõ nơi cần đến khám. Nễu họ cho biết ngày giờ cụ thể rồi thì bạn cứ thế làm, nếu có công chuyện bận vào thời điểm đó thì gọi điện sớm xin đổi hẹn, đôi khi lịch của họ khá dày đặc, mình sẽ phải chờ lâu mới đến cuộc hẹn mới. Nếu họ yêu câu bạn phải tự xin hẹn thì bạn gọi đến số điện thoại ghi trên tờ giấy đó. Khám sức khoẻ xong họ sẽ chuyển trực tiếp kết quả cho DDTE và cho bạn có 1 bản cầm về.
  4. Bước 4 - Kết quả : Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ xong, DDTE sẽ chuyển kết quả cho (sous) préfecture. Nếu hồ sơ được chấp nhận cho thay đổi statut thì (sous) préfecture sẽ gọi bạn lên và cấp cho bạn titre de séjour với statut mới. Thời gian từ khi nộp đơn đầy đủ đến khi nhận được titre với statut mới khoảng 2-3 tháng.

Có 1 số chú ý :

  • Nhiều khi bạn có thể bắt đầu công việc ngay khi vẫn là sinh viên với titre de séjour étudiant. Việc thay đổi statut sẽ được tiến hành ngay sau khi bạn bắt đầu công việc.
  • Đã có trường hợp là thủ tục đổi statut yêu cầu bạn phải gửi kèm hợp đồng làm việc, trong khi đó cơ quan nơi sắp ký hợp đồng với bạn lại đòi hỏi phải có titre de séjour salarié (hoặc scientifique hoặc … ) mới ký. Bạn nên giải thích và tuỳ vào tình hình cụ thể mà tác động vào bên này hay bên kia.
  • Nếu hợp đồng làm việc của bạn là ngắn hạn, dưới 1 năm thì có thể xảy ra khả năng họ chỉ cấp cho bạn titre de séjour với statut mới có giá trị đến đúng ngày hợp đồng hết hạn.

Nguồn http://nhungnguoiban.org/

read more