Sinh viên – bạn cần gì? Những trăn trở của một người trẻ tuổi

Gửi các bạn sinh viên những trăn trở của một người trẻ tuổi.

Giờ này có thể bạn đang ngủ rất ngon. Tôi thì không dù đồng hồ chỉ đúng 5h sáng. Mấy nay cứ trăn trở nhiều thứ, thức khuya lắm! Nhiều khi cũng thắc mắc không biết mình có phải 25 tuổi không? Thấy mình già so với tuổi quá.

Đây không phải là một chủ đề to tát hoặc mới mẻ gì, nhưng tôi trăn trở nên chia sẻ, thế thôi!

Tôi nhớ trong một tác phẩm nào đó của nhà văn Phan Việt có đoạn: “Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18 – 25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai, cả hưng phấn lẫn thất vọng, cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng, cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc”. Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của tác giả. Tôi đặt tên cho khoảng thời gian ấy là Tuổi Trẻ. Chẳng phải dưới 18 hoặc trên 25 thì không trẻ nữa, nhưng tôi thấy 8 năm ấy mới thật sự là đẹp nhất của giai đoạn tuổi trẻ. Ở cái tuổi ôm trọn thời sinh viên này, lẽ ra các bạn phải dấn thân thật nhiều, trằn trọc, suy tư thật nhiều về cuộc đời, về xã hội, về dân tộc,… thậm chí mất ăn mất ngủ, thao thức đêm dài.

Có quá nhiều câu chuyện kể về những con người sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực để rồi họ có động lực vươn lên thành công. Tôi từng đọc và cả tiếp xúc với những con người ấy và tôi nghĩ: “Nếu ở trong hoàn cảnh đó, mình cũng sẽ có động lực vươn lên như họ thôi”. Hoặc cũng không thiếu những câu chuyện về những người thành công được sinh ra trong một nền tảng gia đình rất tốt, ba mẹ đều thành công và họ ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục cho con cái. Tôi cũng biết và tiếp xúc với nhiều người thuộc nhóm này, rồi tôi cũng từng nghĩ: “Gia đình họ có điều kiện và nền tảng như vậy, việc họ thành công không có gì đáng ngạc nhiên cả”. Nếu bạn cũng có những suy nghĩ giống như tôi cho hai trường hợp trên, thì tôi chia sẻ rằng đó chỉ là sự biện hộ thôi. Cả hai nhóm người trên đều đáng ngưỡng mộ và trân trọng bởi họ đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Tôi thì thuộc nhóm người ở giữa và tôi nghĩ mình giống đa số các bạn. Nói một cách văn vẻ đây là nhóm người mắc kẹt ở mức trung bình về nhiều mặt. Gia đình tôi không giàu, nhưng cũng không quá nghèo (tuy là hơi nghèo vào cái thời đất nước còn khó khăn, gia đình nào cũng vậy thôi). Tôi học không xuất sắc, nhưng cũng không dở. Tôi không tự ti, nhưng cũng chẳng tự tin về mình lắm. Tôi không có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, nhưng cũng có không ít bạn bè,… Tôi nói như vậy chỉ để muốn chia sẻ với bạn rằng ai cũng có thể vươn lên cho dù xuất thân trong hoàn cảnh gia đình như thế nào, thành tích học tập ra sao, thông mình vừa vừa, thông minh kiệt xuất, hay ngu si đần độn,… Chỉ cần một tư duy đúng đắn, nuôi dưỡng khát vọng lớn và dám dấn thân lăn xả từng việc nhỏ bằng tất cả trách nhiệm của mình. Ai cũng có thể vươn lên!

Cứ mỗi lần tiếp xúc với các bạn sinh viên là tôi lại đau đáu trong lòng. Những câu hỏi các bạn đặt ra cho tôi nhiều khi khiến tôi phát bực nhưng phải làm chủ cảm xúc để giữ thái độ bình tĩnh. Hoặc cũng không ít lần khi nghe hỏi xong, tôi chỉ biết cười trừ vì thật sự không biết phải trả lời sao cho thỏa đáng nữa. Tôi xót xa không biết tại sao những câu hỏi ấy lại được nêu lên dù biết là không nên vùi dập từ trong trứng nước, cần khuyến khích dám đặt câu hỏi khi có thắc mắc vì đó là cách rất hay để học hỏi. Nhưng thông qua những câu hỏi ấy, tôi thấy một thực trạng tư duy kém cỏi, thiển cận và bị động đang ăn sâu vào trong nhiều bạn sinh viên.

Trong một lần tọa đàm thân mật với khoảng 20 bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau, có một bạn sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế hỏi tôi rằng: “Anh ơi, trong 4 năm học đại học, em không tham gia hoạt động hoặc đi làm thêm gì hết, vậy thì bây giờ em điền cái gì vào CV để xin việc đây anh?”. Khi tôi hỏi ngược lại những người tham dự hôm ấy là ai cũng ở trong tình trạng giống vậy, thì quá ngạc nhiên là khoảng 60% cánh tay giơ lên. Trời ơi! Tôi chỉ muốn hét thật to với nhóm bạn trẻ đó (may là tôi giữ được sự bình tĩnh để từ tốn chia sẻ): “Các em ơi, sao các em đi tìm một thứ mà chắn chắn là không có trên đời này vậy? Các em muốn thành công mà không phải trả giá? Các em muốn học giỏi mà không có những đêm thức trắng vùi đầu vào đèn sách sao? Làm gì có cái thứ đó trên đời này”. Tôi đang nói đến một tư duy vô cùng nguy hiểm ở các bạn sinh viên, tư duy mì ăn liền. Cái gì cũng muốn có ngay kết quả mà không phải bỏ công sức. Cái gì cũng muốn người ta mang đến dâng cho mình, ngồi rung đùi mà hưởng trái ngọt.

 

Khi huấn luyện một khóa học với chủ đề “Sẵn sàng cho sự nghiệp”, tôi ngạc nhiên khi thấy có khá nhiều bạn sinh viên mong muốn bước vô khóa học để được nghe về cách trả lời phỏng vấn, cách viết CV sao cho hay, cách làm sao để thi đậu vào chương trình MT (Management Trainee – đây là một cuộc thi nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ của các tập đoàn đa quốc gia rất được giới sinh viên quan tâm). Nói chung là các bạn cần những cái có thể xài được liền, tạo kết quả ngay tức thì. Thực dụng không có gì là xấu cả, tuy nhiên nó chỉ phát huy hiệu quả khi bạn có một nền tảng nhận thức vững chắc về sự nghiệp, về tư duy lãnh đạo, về phong cách làm việc, về văn hóa ứng xử nơi công sở,… Hay nói một cách khác là nội lực của bạn có mạnh thì kỹ năng mới phát huy tác dụng. Khi hỏi thăm thì tôi biết được các bạn rất ít tham gia vào những hoạt động xã hội, các câu lạc bộ đội nhóm và nỗ lực vươn lên nhiều vai trò lãnh đạo khác nhau. Vậy mà ai cũng muốn thi đậu vào MT? Tôi giả sử các bạn may mắn trả lời phỏng vấn tốt để vào được chương trình này, thì liệu bạn có “sống” và tỏa sáng được trong đó hay không là điều bạn cần suy nghĩ. Tôi rất tâm đắc với cách nhìn nhận của Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung rằng “Ta là sản phẩm của chính mình”, vậy thì cái sản phẩm BẠN ngày hôm nay có cạnh tranh được với những “đối thủ” khác về tư duy, nhận thức, thái độ, kiến thức, kỹ năng,… hay không? Đối với đồ ăn thì người ta cũng ráng suy nghĩ cho ra những phương cách “mì ăn liền” để đáp ứng với đỏi hỏi ngày càng gắt gao và cạnh tranh của xã hội, nhưng với thành công thì làm sao có thể như vậy được?

Tư duy thứ hai là tư duy đòi hỏi. Các bạn đòi hỏi nhiều quá, nhiều hơn những gì các bạn bỏ ra. Các bạn sinh viên đa số đều rất tự tin về kiến thức của mình, đó là con dao hai lưỡi. Tự tin là tốt, nhưng tự tin bao nhiêu thì cần phải nỗ lực chui rèn bản thân không ngừng. Các bạn đang dán cái mác “ĐẠI học” quá lớn vào mình để kết luận rằng kiến thức đã đủ cho công việc và mình có quyền đòi hỏi công ty phải trả mức lương tương xứng với 4 năm dùi mãi kinh sử trên ghế nhà trường. Có nhiều bạn khi tôi hỏi về công việc bạn mong muốn sau khi ra trường, bạn mô tả muốn làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia với thu nhập ít nhất là 800 USD/tháng. Tôi hỏi tiếp: “Vậy em có cái gì để người ta phải trả em 800 USD/tháng?”. Bạn… cứng họng!

Các bạn ơi, mơ lớn là tốt. Bạn muốn mức lương bao nhiêu cũng được, không những 800 USD/tháng, mà thậm chí 8000 hay 80.000 USD cũng được. Nhưng, bạn cần phải trả lời câu hỏi là bạn có cái gì để người ta phải trả cho bạn mức lương đó? Bạn có nghĩ công việc photocopy cũng có thể làm xuất sắc hơn bình thường được hay không? Bạn phải thay thế tư duy đòi hỏi bằng một tinh thần cống hiến hăng say, không ngại việc, không chê việc, làm với tất trách nhiệm và chuẩn mực cao nhất để đổi lại kinh nghiệm và sự tín nhiệm. Chứng minh cho họ thấy đi đã, khoan đòi hỏi, rồi bạn sẽ được trả công xứng đáng sau này.

 

Ngoài ra, các bạn chỉ muốn nhận mà không muốn trả giá. Từ “giá” ở đây tôi muốn nói ở cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Tôi diễn thuyết cho sinh viên khá nhiều, cái gì miễn phí thì bạn đến đông lắm. Nhưng cái gì cần một khoản đầu tư để học hỏi sâu hơn thì hình như với bạn nhiêu đó “hàng” miễn phí là đủ rồi. Bạn chê mắc, bạn tiếc tiền, bạn thấy không cần thiết. Rồi thì sau này cái giá mà bạn thật sự sẽ trả còn đắt hơn nhiều. Bạn tiếc tiền đầu tư vào bản thân thì xem như bạn cũng tiếc thành công.

Cuối cùng, điều khiến tôi trăn trở nhiều nhất ở các bạn sinh viên là các bạn không có một khát vọng lớn. Cách đây hai tuần, tôi kết hợp với một tổ chức nhân sự uy tín để tổ chức một khóa huấn luyện dành cho những sinh viên đã qua chọn lọc, nhằm mục đích trang bị cho các bạn cách tư duy của một nhà lãnh đạo tương lai. Khóa huấn luyện kết thúc rồi nhưng dư âm của nó khiến tôi trằn trọc mãi. Tôi băn khoăn, lo ngại về Tuổi Trẻ hiện nay, lứa tuổi mà tôi cũng thuộc về. Rồi Việt Nam chúng ta sẽ ra sao khi mà những con người chủ nhân tương lai của đất nước lại có những suy nghĩ và biểu hiện như vậy? Trách ai bây giờ đây? Tôi không dám vơ đũa cả nắm, bởi tôi tin rằng vẫn có rất nhiều bạn trẻ đang từng ngày nỗ lực vươn lên với những khát vọng lớn lao, phục vụ trước hết cho đất nước, sau đó mới đến bản thân mình. Nhưng tôi muốn dấy lên một thực trạng đáng báo động ngày nay ở một số lượng lớn các bạn sinh viên: các bạn suy nghĩ nhỏ quá. Đó là chỉ mong làm sao có đủ tiền sống mỗi ngày; làm sao có thể thi đậu tốt nghiệp tốt nghiệp nếu không sẽ bị ba mẹ la; làm sao để có thể tìm được một công việc ổn định sau khi ra trường; làm sao có thể tự lo được cho bản thân sau khi tốt nghiệp,… Tôi cũng từng như vậy, y chang các bạn thôi. Nhưng bạn ơi, bạn cần biết rằng điều đáng sợ nhất của một đất nước không phải là nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản; không phải là đất nhỏ ít dân; mà điều đáng sợ nhất là đất nước ấy chỉ tập hợp những con người không dám khát vọng lớn, không dám ước mơ lớn. Ai cũng muốn nước mình giàu mạnh, ai cũng muốn Việt Nam có thể vươn ra tầm châu lục, thậm chí là sân chơi toàn cầu; nhưng ai cũng suy nghĩ nhỏ nhặt, ai cũng chỉ nghĩ cho riêng cho bản thân mình thôi thì làm sao có thể cùng nắm tay nhau đi lên được đây? Bạn có thể trông chờ điều gì trong khi mỗi ngày mình chỉ biết la cà những quán café, quán nhậu, những thú vui cho quên đời quên sầu, giết thời gian. Tôi thật sự lo, lo lắm các bạn ạ!

Than vãn rồi cũng thế thôi, bây giờ cần phải làm gì đây? Câu hỏi này quả là rất rộng và quá khó với tôi. Nhưng nếu chỉ được chọn một điều duy nhất để chia sẻ với sinh viên, trong giới hạn kinh nghiệm và hiểu biết của mình, tôi muốn nói rằng các bạn cần phải CHỦ ĐỘNG. Các bạn còn bị động quá, điển hình là mỗi khi tọa đàm (tức là một dạng hỏi đáp chia sẻ kinh nghiệm), tôi hỏi là có ai có câu hỏi gì không thì chỉ một sự im lặng đáng sợ xuất hiện. Tôi hỏi tại sao thì các bạn nói rằng đến đây để được nghe anh chia sẻ gì đó. Các bạn ơi, cần phải thay đổi tư duy ngay đi, CHỦ ĐỘNG lên. Đừng ngồi đó mà mong người ta đem thành công đến với bạn. Đừng chỉ biết nộp đơn rồi cầu mong nhà tuyển dụng gọi điện và mời bạn ký hợp đồng. Đừng mỗi ngày chỉ có đến trường rồi quay về nhà mà mong mình sẽ tỏa sáng trong sự nghiệp sau này. Đừng kêu than oán trách việc giáo dục đại học thế này thế kia, thiếu thực tiễn, toàn lý thuyết,… Ai cũng có công việc và trách nhiệm của họ thôi. Nhiệm vụ của bạn là học và hãy biết nỗ lực học một cách chủ động. Nó xuất phát từ ý thức “Ta là sản phẩm của chính mình” để chuyển vai trò đầy tớ sang vai trò ông chủ của quá trình học. Chính bạn mới là người đề ra những cái mình cần học dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc những người trước, rồi nỗ lực học tập bằng phương pháp học sáng tạo. Sự học cũng cần mở rộng cách nhìn nhận. Không phải cứ phải có cái bàn, cái ghế, quyển vở, cây bút thì mới gọi là học. Học ở bất kì đâu, học từ bất kì ai. Chỉ cần một cái đầu rộng mở, chịu khó quan sát, trao đổi, đánh giá, phân tích, thắc mắc là được. Thay đổi cả hệ thống thì khó, nhưng thay đổi bắt đầu từ chính bản thân mình thì ai cũng làm được, chỉ là bạn có muốn hay không thôi?

Vài trăn trở của một người trẻ tuổi gửi đến Tuổi Trẻ. Giai đoạn 18 – 25 thật đẹp, đừng phung phí thời gian để biến mình thành một thế hệ lu mờ của xã hội.

5h sáng ngày 3/7/2012″

 

Vũ Đức Trí Thể

Nguồn Internet

read more

Cảm xúc của du học sinh Pháp khi đón tết xa nhà

Tết Việt Nam đối với những người con xa quê luôn là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, dù về Việt Nam hay ở lại nơi đất khách, ai cũng háo hức chờ đón Tết, ai cũng háo hức chuẩn bị cái Tết của riêng mình theo một cách rất riêng.

Dù giàu hay nghèo sinh viên hay đã đi làm, độc thân hay đã có gia đình, chúng tôi những người con xa quê trên mọi nẻo đều hướng về gia đình đều hướng về quê hương.

Chúng ta cùng chia sẻ về cảm xúc khi đón tết xa nhà của các bạn du học sinh tại Pháp nhé

 HỒ NGUYỄN Duy Thịnh (SV Master năm 1 ngành điện tử – tự động hóa tại Paris)

22 tuổi. ( Đến từ Sài Gòn )

thinh-paris

Thịnh và các bạn tại Paris, thứ 3 từ phải qua

Như bao bạn du học sinh ở Pháp cũng như ở tất cả các nước khác trên thế giới, đón Tết xa nhà không bao giờ là vui cả. Cảm giác thật sự lạc lõng giữa nhữg ngày Tết khi bạn ở trên một đất nước xa lạ, bao quanh bởi những người xa lạ và nhất là không cùng văn hóa, phong tục – tập quán với Việt Nam.

Có mà bây giờ có bạn nào hỏi mình về ăn Tết lần nào chưa thì mình cũng chỉ cười trừ cho qua vì đã đón 5 cái Tết trên đất Pháp này rồi. Có vui, có buồn. Vui vì được lăng xăng chuẩn bị Tết cùng các anh, chị, bạn bè rồi đón một cái Tết xa nhà ấm cúng, tràn ngập tiếng cười và cũng không thể thiếu những màn sát phạt cùng mọi người. Buồn vì không được về Việt Nam đón Tết với ba má, với cả đại gia đình, chỉ biết gọi điện về rồi chúc từng người một trong gia đình qua điện mà thôi, mà nỗi buồn lớn nhất của mình là không được … lì xì, buồn “lớm”! (đùa thôi, chứ lớn từng này rồi không còn được nhận lì xì nữa).

Trong ký ức của mình thì những ngày cận Tết là những ngày mình cực kì đắt “sô”… dọn dẹp. Vì là đứa thích bay nhảy và rất ghét phải dọn dẹp nhà cửa với ba má nên tót sang nhà cậu di chơi, nào ngờ tránh vỏ dưa cũng gặp phải vỏ dừa, rốt cuộc là cũng bị lôi kéo đi hết nhà này sang nhà khác để giúp cậu, dì, ông bà dọn dẹp nhà cửa. Đích cuối cùng của cái hành trình đầy gian khổ những ngày Tết là lại về nhà mình dọn dẹp phụ ba má tiếp. Nghĩ lại thấy mệt thật mà được vui vầy với gia đình mình, giờ thì hết được bay nhảy rồi. Còn nhớ cái Tết xa nhà đầu tiên bên này là cảm giác vô cùng sung sướng, mãn nguyện khi không còn cái cảnh chạy “sô” nữa nhưng trong lòng buồn vợi vợi vì không còn được vui đùa trong không khí Tết Sài Thành nữa.

Thời gian trôi qua thật nhanh, 5 năm rồi cơ đấy! Thèm không khí Tết, thèm được về với ba má, thèm nồi thịt kho trứng của bà ngoại, thèm được tiền mừng tuổi của ba má, thèm, thèm và chỉ biết thèm mà thôi. Tết thứ 5 này cũng vậy, chỉ mong Tết năm sau được bay về nhà!

Huỳnh Vũ Khánh Châu 20 tuổi – Tp Hồ Chí Minh

(sinh viên năm 3 ngành Truyền thông thông tin tại Nice)

 huynh-vu-khanh-chau-nice

Sinh viên xa nhà 3 năm và đã liền tù tì 3 cái Tết đã không thể ở bên cạnh gia đình. Chắc hẳn mọi người ai cũng có thể mường tượng được phần nào về việc Tết xa nhà hiển nhiên là buồn, nhưng nó thật sự buồn khi chính bạn là nhân vật chính trong câu chuyện đấy. « Tết » của đứa trẻ trong tôi quả thật là một từ ngữ diệu kỳ khi chỉ với một thanh âm đơn giản đó mà đã bao nhiêu hình ảnh, âm thanh, hương vị và cả mùi hương nữa chứ… cứ hiện rõ mồn một trong đầu lướt qua như một cuốn phim quay chậm.

Tôi còn nhớ cái dạo học sinh nhí nhố hồi đó, cứ đến tầm qua tết tây là tôi và bọn bạn lại bắt đầu đếm lùi và háo hức đến kì nghỉ tuyệt vời thứ nhì (sau hè thôi hihi) của năm. Tết với tôi chính thức bắt đầu khi thấy mẹ đặt lên bếp mâm cỗ cúng Ông táo Bà táo, nào trái cây gà luộc nào chè trôi nước – món mà tôi hảo nhất cùng đủ các loại bánh trái nhiều màu sắc phong phú. Nhắc đến tết ta lại thường nghĩ ngay đến việc được ăn ngon, ngủ kĩ, trao cho nhau những lời chúc an lành nhất cùng biết bao tình yêu thương chất chứa. Ông bà mạnh khoẻ, gia đình sum họp hạnh phúc, trẻ con ăn mau chóng lớn chạy tung tay khắp nơi trên tay cầm những bao lì xì đỏ may mắn. Có lẽ chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng cũng đã đủ làm ấm lòng bất cứ người dân Việt nào khi nghĩ đến Tết.

Tôi chớp mắt một cái, những hình ảnh đẹp kia bỗng chốc vụt tắt đưa tôi về với hiện tại. Tết vừa gần mà sao lại vừa thật xa. Nhưng không sao, tôi tự nhủ với bản thân mình, dù xa hay gần những trái tim vẫn luôn kề bên nhau. Đó mới là điều quan trọng. Trong thời khắc giao mùa này, tôi chỉ biết một điều rằng được ở đây đã là một điều thật may mắn, mình không nên lãng phí thời gian mà cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng gia đình đã thương gửi bao niềm tin và hi vọng. Tết xa quê hương nhưng lòng người luôn hướng về chốn cũ, đó mới là thật sự điều quý giá.

Là con gái đi học xa nhà, nhớ cái tết đầu tiên ở một nơi xa lạ, nhiều anh chị thấy thương hỏi thăm tôi là em có buồn không, có nhớ nhà không. Tôi cứ cười khì khì bảo em cũng nhớ nhưng không dám nghĩ nhiều đến. Cứ ráng học cho nhanh cho giỏi rồi về thôi. Vì đôi khi đối với bạn, những từ ngữ uỷ mị như nhớ nhà, nhớ gia đình.. cũng chẳng giải quyết được gì. Nhưng cho đến một ngày, bạn bồi hồi khi nhìn lên bỗng một chiếc máy bay từ đâu vụt qua bầu trời, bàn tay giơ cao và nhẩm đến ngón thứ ba, mỉm cười bạn nói : a, cũng đã ba cái Tết rồi đấy…

Tô Thị Hồng Nhung (Thạc sỹ Marketing Rennes) 24 tuổi đến từ Hà nội

 Nhung-rennes 

Ảnh : Bạn Nhung đang cắt tóc cho bạn bè Pháp trong 1 sự kiện tổ chức ở Rennes do chính Nhung tham gia tổ chức ( ẢNH DO NHUNG CUNG CẤP)

Nếu tôi đang ở nhà, thì giờ này tôi đang cùng bố lau dọn bàn thờ, lắp thêm một cái đèn trang trí vào phòng khách, và trồng thêm vài khóm thược dược trước sân.

Tôi thấy cảnh tôi cùng mẹ lau thật kỹ từng tấm lá dong xanh mướt, đãi những hạt đỗ mịn màng và chẻ những sợi lạt mềm còn thơm mùi tre tươi.

Tôi chắc chắn sẽ cùng em gái đi mua thật nhiều bánh kẹo mứt quả ngon ở cửa hàng quen, và chọn những bao lì xì thật đẹp để mừng tuổi cho tụi nhóc.

Thế nào tôi cũng sẽ ngượng nghịu trước những câu hỏi: bao giờ thì đưa người yêu về ra mắt của các cô, các dì, các thím, các mợ và những bác láng giềng tốt bụng.

Rồi cả nhà tôi sẽ thức cả đêm bên nồi bánh chưng, cái nồi Liên Xô dùng cả chục năm nay chưa hỏng và cùng nhau nói đủ mọi thứ chuyện trên đời.

Tôi nhắm mắt lại và nghe thấy bài khấn rì rầm của mẹ trong làn khói thơm của nén nhang trên bàn thờ tổ tiên, cầu xin thần linh che chở phù hộ độ trì cho cả gia đình. Và tôi cảm thấy như cõi người và cõi âm gần gũi hơn bao giờ hết trong thời khắc thiêng liêng của giao thừa.

Tôi mở mắt ra và bỗng thấy mình trợ trọi trong căn phòng 9m2, ngoài cửa sổ lại một cơn mưa u ám như mọi ngày vẫn thế.

Lịch học lịch thi vẫn dày đặc, áp lực học hành và tìm thực tập vẫn đè nặng trên vai. Và tất cả chúng tôi đều chấp nhập một điều là nhịp sống phương Tây không chậm lại trong ngày Tết âm lịch của người Việt.

Và đây là cái Tết xa nhà đầu tiên của tôi.

 

Mạnh Linh NGUYỄN 28 tuổi ( Sinh viên  Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh tại Paris )

Mạnh Linh - Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Mạnh Linh – Thứ 2 từ trái sang trong 1 sự kiện văn hoá tại Paris

Đã 3 năm không ăn Tết Việt Nam, do công việc học tập cũng như điều kiện chưa cho phép mà tôi không thể về quê hương vào dịp Tết. Đây cũng là điều mà năm nào mỗi dịp xuân về tôi cũng rất trăn trở nhớ quê hương. Vì Tết của Việt Nam thật đặc biệt, tôi nhớ năm nào tôi cũng mong đợi được ngắm khoảnh khắc trang trọng, linh thiêng, mang đậm tính phương Đông khi mọi người cúng tổ tiên đêm Giao thừa. Nó luôn gợi trong tôi những hoài niệm về tuổi thơ, về gia đình, bạn bè và cả những người đã khuất. Bữa ăn tân niên cũng là bữa ăn truyền thống mà có lẽ những người con Việt Nam xa quê hương luôn khao khát.

Tôi vẫn thường cùng gia đình chuẩn bị Tết từ 1 tuần trước hôm giao thừa, cảm giác ai cũng xốn xang, bận bịu, nhưng hồ hởi chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ ăn, áo quần chào đón năm mới. Người Việt Nam dù giàu hay nghèo vẫn rất coi trọng lễ nghi nên trong dịp Tết ai cũng sắm sửa quà cáp cho gia đình, cha mẹ, thày cô và bạn bè thân thiết, đó là giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc mà không phải dân tộc nào cũng có. Đường phố Hà Nội ngày Tết cũng thật đặc biệt, đâu đâu cũng tràn ngập sắc hồng của hoa đào và cây cảnh. Người nào cũng vội vã sắm Tết, không khí Tết nở rộ khắp đất trời. Và có lẽ Hà Nội cũng đẹp nhất vào dịp Tết, thanh bình hơn so với những ngày trong năm. Hà Nội dịp này thật dịu đàng đúng với nét đẹp mộc mạc giản dị của đất Tràng An.

Đêm 30 tết nào tôi cũng ra đường đón xuân cùng bạn bè. Khoảnh khắc giao mùa luôn mang lại cho ta những cảm xúc rất đặc biệt hoài niệm và hoài bão đan xen. Ai ai cũng hào hứng lập cho những dự định trong năm mới. Có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được cảm xúc khi được hít căng bầu không khí quê hương khi xuân vừa tới.

Từ khi xa quê hương , cùng với bạn bè du học sinh và việt kiều tại Pháp, chúng tôi cũng tổ chức đón Tết truyền thống, Chúng tôi cố chuẩn bị một cái Tết thật đầm ấm để bạn bè Việt Nam có cơ hội quây quần bên nhau vừa để nguôi ngoai đi nỗi nhớ gia đình, vừa cùng nhau đón xuân mới, và cũng là để quảng bá văn hoá Việt với bạn bè Quốc Tế. Khác với tết ở Việt Nam, tết của chúng tôi ngoài những bữa ăn tập thể truyền thống chúng tôi thường tổ chức tuần lễ văn hoá, và đêm hội lớn, biểu diễn những tiết mục đặc sắc của dân tộc. Chúng tôi cũng rất tự hào , vì ngày càng có nhiều người Pháp yêu quý văn hoá của chúng ta, và họ cũng rất nóng lòng chờ đón Tết cổ truyền Việt Nam cùng chúng tôi.

Mạnh Linh NGUYỄN

 

read more

Những kỹ năng sẽ giúp bạn “sống sót” khi đi du học

Đi du học, ngoài việc trang bị kĩ lưỡng về tài chính và tinh thần tự lập, bạn còn phải có một số kỹ năng sống quan trọng nữa.

Kỹ năng chọn bạn

Ở môi trường nước ngoài, việc có một người bạn đã khó, nhưng chọn đúng bạn lại là việc khó hơn. Có những người bạn chơi rất hợp nhưng khi học chung lại không hề có cùng quan điểm hay thái độ cộng tác. Chính vì thế, không tính những lần học nhóm hay thuyết trình đầu tiên (mang tính “xé nháp”), bạn nên chịu khó quan sát và chọn ra cho mình một người bạn tiềm năng để rủ họ cùng làm việc.

Đối với những người bạn không nghiêm túc khi học nhóm chung (trễ hạn nộp, không chịu làm bài…) bạn nên cứng rắn thẳng thắn nói chuyện với họ hoặc nhờ đến trợ giúp của giảng viên.

Cuối cùng, có một sự thật cần lưu ý là ở nơi nào có nhiều sinh viên quốc tế thì nơi đó dễ kết bạn và không khí học tập cũng cởi mở hơn nhiều những nơi có toàn sinh viên bản địa. Tóm lại, để có được cảm tình của tất cả, ngay từ đầu bạn hãy thân thiện mỉm cười hay chào hỏi tất cả mọi người xung quanh.

Kỹ năng nói không

Sinh viên nước ngoài, đặc biệt những bạn bè đến từ các nước châu Mỹ Latinh hoặc khu vực Địa Trung Hải thường rất “chịu chơi”. Họ có lẽ là những sinh viên quốc tế ham tiệc tùng nhất mà bạn sẽ gặp. Chính vì thế, khi kết bạn với họ, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm thế nói “Không” trước một số cuộc vui quá đà, đặc biệt là khi những party này ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc làm thêm hay quan trọng nhất là việc học của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng phải biết mình biết ta trong khâu mua sắm, đặc biệt là với các du học sinh nữ. Nếu tháng này bạn đã cạn tiền ăn và ở nhà cũng không còn lương thực khô trữ sẵn, hãy thẳng thừng nói không với cái váy lung linh ở bên trong cửa kính! Liệu pháp tinh thần tốt nhất của khoảnh khắc đó là bạn nên biết chiếc váy sẽ được bán với giá rẻ hơn 50% trong mùa sales tới, và nếu mua nó lúc này bạn sẽ trở thành một kẻ “đã vô sản rồi còn bị mua hàng… hố”. ;-)

Kỹ năng lập trình công việc nhà

Đi du học, bạn sẽ phải đạo diễn từ A đến Z công việc nhà. Điều này là cực hình không chỉ của du học sinh Việt mà còn với sinh viên quốc tế. Nhưng yên tâm là một khi có đầu óc tổ chức một chút, bạn sẽ thấy những việc này cũng không tốn thời gian lắm đâu.

Chẳng hạn, nếu nhà bạn không có máy giặt và thường phải dành hẳn một buổi sáng chủ nhật để đi giặt sấy ở phòng giặt công cộng trong thành phố. Hãy xách cả vali đồ bẩn vào khu kí túc xá ngay trong khuôn viên trường Đại học vào chiều thứ tư, ngày bạn thường đi thư viện học bài. Như vậy, áo quần của bạn vẫn được giặt giũ trong khi bạn ngồi thư viện và sáng chủ nhật của bạn vẫn được trả lại cho “khổ chủ”.

Nếu sống chung với bạn bè quốc tế, bạn nên thống nhất việc dọn dẹp nhà chung vào cuối tuần. Cứ đến giờ đó thì làm theo đúng nguyên tắc. Về chuyện bếp núc, bạn có thể nấu vào buổi tối hôm trước để chuẩn bị thức ăn cho buổi trưa hôm sau, hoặc cũng có thể cắm cơm từ sáng trong lúc tắm để tối về nhà khỏi phải tốn thời gian cho việc này.

Từ khóa của kỹ năng này căn bản là n trong 1, hô biến bạn thành một người linh động.

Kỹ năng thức khuya dậy sớm

Nhiều du học sinh không thể thu xếp thời gian tự học vào ban ngày (vì lí do bận học ở trường hoặc đi làm thêm) nên nhiều bạn đã chọn thức khuya làm bài. Đặc biệt là vào kì thi, tần số thức khuya càng diễn ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng ôn bài, bạn không nên ngồi gần cái máy tính (có kết nối Internet) và cũng đừng nên ngồi quá gần chiếc giường êm ái! Cách duy nhất để giải quyết tình trạng thức khuya học bài là phải thiết kế lại thời gian biểu giữa việc làm thêm và học tập.

Còn một khó khăn nữa là việc phải dậy sớm đi học vào buổi sáng. Du học sinh không phải ai cũng có cơ hội ở ngay trong khu kí túc xá Đại học, chính vì thế nhiều người phải trải qua một quãng đường dài hàng tiếng đồng hồ bằng phương tiện công cộng để đến trường. Vào mùa Đông, việc đấu tranh nội tâm giữa việc “đi học hay ngủ tiếp” vì thế cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vào những lúc đó hãy nghĩ rằng buổi học hôm nay cũng quan trọng như khi có bài kiểm tra, hoặc “chỉ cần bước ra ngoài trời tuyết mình sẽ hết buồn ngủ ngay”. Để giải quyết vấn đề nan giải này, bạn nên lưu ý việc chọn thuê nhà ngay từ đầu sao cho thuận tiện cả việc đi học lẫn làm thêm.

Chúc các bạn một mùa Đông du học không-vắng-buổi-học-nào nhé!

Trang ami

read more

Làm thế nào để hạ knock-out nỗi nhớ nhà?

Đi du học, thời gian đầu lúc vừa sang tới nơi, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Trong đó, “ghê gớm” nhất là nỗi nhớ nhà và người thân đến nỗi bạn chỉ muốn vứt bỏ tất cả để quay về. Vậy phải làm thế nào để đối mặt với nỗi nhớ khủng khiếp đó?

Mang người thân theo cùng!

Tất nhiên là bạn không thể mang tất cả những người thân của mình theo hành trình du học theo đúng nghĩa đen rồi. Nhưng, bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình cảm giác thân quen bằng những món đồ kỉ niệm quen thuộc. Hãy dán những tấm ảnh sticker ngộ nghĩnh vào cuốn sổ tay, để khung ảnh gia đình ngay đầu giường.

Những kỉ vật này tuy nhỏ nhưng có sức mạnh vỗ về lớn lắm đấy. Mỗi lúc “chùng chân mỏi gối”, hãy nhìn vào tấm ảnh gia đình để tiếp thêm động lực “chiến đấu” cho bản thân.

Liên tục cập nhật về cuộc sống mới

Mọi người ở nhà hẳn rất quan tâm đến cuộc sống mới của bạn. Vì thế, hãy chăm chỉ chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh về những điều mới mẻ trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi dòng tin ngộ nghĩnh sẽ giúp bạn nối liền khoảng cách với người thân bằng từng lời nhận xét, cái nhấn “like” trên Facebook. Cách làm này sẽ  khiến bạn thêm yêu quý cuộc sống của mình, tiếp thêm động lực bước đi trên chặng đường sắp tới.

Hãy bắt đầu mở một album ảnh về đời sống du học ngay trên Facebook. Sau này khi nhìn lại những tấm ảnh này, bạn sẽ thấy được mình đã trưởng thành hơn thế nào.

Rời khỏi nhà và kết bạn

Hãy tìm đến những người bạn quốc tế vốn rất cởi mở và thân thiện. Nếu là một người bạn đồng cảnh ngộ, họ chắc chắn cũng đang cần một người bạn mới để chia sẻ. Nếu đó là một người bạn đã có kinh nghiệm sống xa nhà, họ sẽ giúp bạn hòa nhập với cuộc sống bản địa bằng những thông tin hữu ích: địa chỉ ăn uống giá rẻ cho sinh viên, quảng trường nơi các hoạt động chính vẫn thường diễn ra hay một Câu lạc bộ thú vị nào đó.

Hãy tham gia vào hội “đồng hương” trên các trang mạng Xã hội cùng những du học sinh khác ngay từ trước khi sang. Quan trọng là, đừng bỏ qua những chương trình chào đón sinh viên quốc tế (ngày lễ cửa mở, ngày lễ đón tân sinh viên, ngày di sản châu Âu…) của nhà trường, hội sinh viên và thành phố du học.

Xuống đường khám phá

Đã đến lúc bắt tay vào kế hoạch trở thành thổ địa của thành phố du học. Hãy bắt đầu bằng việc ghé thăm văn phòng du lịch của thành phố và hỏi xin thông tin, bản đồ về những điểm đến nổi tiếng. Sau đó, vào mỗi cuối tuần, bạn có thể dành ra một ngày để khám phá về những khu phố cụ thể.

Tuy nhiên, khám phá một nơi chốn không phải chỉ là đặt chân đến con đường đó, chụp ảnh lưu niệm rồi thôi. Bạn nên đọc thêm sách tham khảo về văn hóa, lịch sử, kể cả các sách du lịch để có thêm nội dung thú vị. Một cách vô cùng hữu hiệu nữa là chủ động bắt chuyện và bước vào các cửa hàng để quan sát, hỏi thăm người dân địa phương. Trong phim ảnh, chẳng phải Julia Roberts đã khởi đầu cuộc khám phá Notting hill không-hồi-kết của mình sau một lần chứng kiến anh chủ hiệu sách đẹp trai William Thacker xử lí một tên trộm sách đó thôi.

 

Và cuộc khám phá của bạn chỉ mới vừa bắt đầu…

Trang ami

read more

Những chủ đề nhạy cảm không nên đề cập với bạn bè quốc tế

Điều tuyệt vời nhất khi đi du học là bạn sẽ được làm quen kết bạn với nhiều người bạn nước ngoài, hứa hẹn nhiều khám phá văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để duy trì được một mối quan hệ tốt, bạn cần lưu ý tránh đề cập những chủ đề dưới đây vào lần gặp đầu tiên.

 

Tôn giáo và chính trị

Đây có thể được xem là hai đề tài được liệt vào hàng cấm kị khi chuyện trò với người lạ. Cái tôi chính trị và tôn giáo của mỗi người vô cùng khác biệt và niềm tin của họ vào cái tôi của chính mình có thể nói là vô cùng vững bền. Ở nước ngoài, ngay cả cha mẹ và con cái vẫn có những khác biệt về quan điểm chính trị. Mỗi người đều có tự do trao gửi niềm tin cho bất kì tôn giáo, đảng phái nào. Nếu muốn tranh cãi vấn đề Tây Tạng hay biển đảo với các bạn Trung Quốc, tốt nhất là hãy chờ đến giờ Khoa học chính trị hay Quan hệ quốc tế với sự có mặt của “trọng tài” thầy/cô giáo.

 

Tiền bạc

Có một cái tật của người Việt mình là hay hỏi thăm nhau về lương bổng, dù ai cũng hiểu rằng đó là vấn đề hoàn toàn cá nhân. Nếu gặp người dễ tính, họ có thể sẽ nghĩ rằng bạn quan tâm đến họ và sẽ cho bạn câu trả lời, nhưng gặp người đa nghi thì sẽ không loại trừ khả năng họ nghĩ bạn là kẻ tò mò tọc mạch. Khi đối phương cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với bạn về chuyện học bổng, lương bổng, thì họ sẽ tự nói ra với bạn trước.

Một vấn đề cần lưu ý nữa là giá trị các món đồ của người đó, nhưng tránh phán xét. Bạn có thể hỏi những câu chung chung, chẳng hạn: “Một chiếc Ipad Mini mới nhất là bao nhiêu nhỉ”, chứ đừng nên nhìn chằm chằm vào Ipad của họ rồi nhận xét: “Bạn hẳn có rất nhiều tiền nên mới sắm được cái này”.

 

Các câu hỏi về số đo, tuổi tác

Người phương Tây rất ít khi hỏi tuổi của nhau và điều này có thể xem là thiếu lịch sự đối với một cuộc họp đầu tiên (đặc biệt là với phụ nữ). Lí do đơn giản vì họ không thích tạo cơ hội cho bạn đưa ra những đánh giá, phán xét về diện mạo so với tuổi tác. Còn lí do sâu xa là vì những khác biệt về tuổi tác không thực sự ảnh hưởng đến việc giao tiếp (không lằng nhằng như tiếng Việt mình mà chỉ có You và I) nên họ chẳng cần phải quan tâm đến vấn đề này. Đối với người Tây phương, con người ở độ tuổi nào cũng xứng đáng được tôn trọng như những người trưởng thành với nhau – kể cả đó là với một cậu bé mới vừa lên 5. Để biết được tuổi thật của họ, cách hay nhất là đừng đề cập gì đến điều này trong lần đầu gặp gỡ. Chờ đến khi mối quan hệ đủ độ thân thiết và bạn đã trở thành bạn của nhau trên Facebook, khi đó bạn sẽ biết họ bao nhiêu tuổi mà không cần mở miệng ra hỏi :).

Còn cân nặng, chiều cao và nhất là số do 3 vòng của phụ nữ chắc chắn cũng là những điều chẳng người nước ngoài nào muốn chia sẻ với một người lạ mới gặp. Nếu gặp một người khổng lồ trên 2 mét, những người thấp bé nhẹ cân hay mập quá khổ thì câu hỏi của bạn sẽ khiến họ thêm tự ti về ngoại hình.

Trang Ami 

read more

Người Pháp và Sex – vài con số thú vị

Người Pháp vẫn luôn được biết tới như những người tình nóng bỏng, và lãng mạng trong tình yêu và cả trên giường nữa. Điều đó không sai , khi cả đàn ông và phụ nữ Pháp, coi tình dục như món ăn tinh thần không thể thiếu như bánh mỳ Baguette của họ. Không chỉ có những suy nghĩ rất cởi mở về tình dục, người Pháp cũng có thể sẵn sàng nói chuyện với bạn một cách rất thoải mái về vấn đề này, tất nhiên theo xu hướng chung so với những người thuộc lớp trung niên,  giới trẻ vẫn thoáng hơn hơn khi đề cập đến tình dục.

Người Pháp luôn giành nhiều thời gian để tìm hiểu và chăm sóc cho vấn đề giường chiếu, chính vì vậy mà họ xứng đáng với danh hiệu “vô địch trên giường” mà nhiều nước trong châu âu vẫn đánh giá về họ.

Dưới đây là một vài con số thú vị về vấn đề vấn đề  tình dục của người Pháp có thể có những con số làm bạn ngạc nhiên tuy nhiên hãy nhớ rằng văn hoá phương tây có rất nhiều điều khác xa với nền văn hoá của chúng ta.

 

nguoi-phap-sex

Số lần quan hệ trung bình của người Pháp là 8,9 lần trong tháng

8,9 là số lần quan hệ trung bình của cả phụ nữ và đàn ông và phụ nữ Pháp

2,5 % đàn ông công bố rằng họ thường xuyên gặp khó khan trong việc xuất tinh được mỗi khi quan hệ

7,4 % phụ nữ công bố họ thường xuyên gặp khó khan trong việc đạt cực khoái

90 % đàn ông Pháp đã từng thủ dâm

60 % phụ nữ Pháp đã từng thủ dâm

50 % Người Pháp đã dừng có quan hệ theo kiểu tình 1 đêm

50% Người Pháp đã từng quan hệ ngoài trời

2% Đã từng quan hệ tại nơi làm việc

16 % Đàn ông Pháp đã từng quan hệ cùng lúc với 2 hoặc nhiều người

22 % người pháp mua ít nhất một sex-toy trên năm

17,2 là độ tuổi trung bình cho lần quan hệ đầu tiên ở đàn ông Pháp

17,6 là độ tuổi trung bình cho lần quan hệ đầu tiên ở phụ nữ

11 phụ nữ là con số trung bình mà đàn ông Pháp đã qua đêm trong đời họ

4,4 đàn ông là con số trung bình mà phụ nữ Pháp đã qua đêm trong đời h

49 ngày 13 giờ 41 phút là con số trung bình người Pháp dành cho quan hệ tình dục trong một đời người

 

Nguồn số liệu Điều tra của viện nghiên cứu INSERM, INED, năm 2007

Mạnh Linh NGUYỄN

read more

Khoa học trong trường phổ thông ở Pháp

Từ cuối thế kỷ 19, với các cải cách lớn mang tính cách mạng trong giáo dục do Jules Ferry đề ra, nước Pháp đã có một hệ thống giáo dục phổ thông bắt buộc và miễn phí cho toàn dân, tiến tới bình đẳng nam nữ, và tách rời giữa tôn giáo và giáo dục. Ngày nay, học sinh phổ thông ở Pháp không những không phải đóng tiền học phí hay các khoản ‘bồi dưỡng giáo viên”, mà còn được trợ cấp một phần tiền mua sách vở và tiền ăn trưa ở trường. Nhìn chung, chương trình giáo dục phổ thông ở Pháp khá toàn diện và khách quan, nhằm tạo ra những con người khỏe mạnh, tự do, có văn hóa và hiểu biết xã hội. Ví dụ, học sinh phổ thông nào cũng được học bơi. Môn triết học ở phổ thông mang tính khai sáng, dạy về  các tư tưởng triết học lớn  từ cổ đến kim trên thế giới. Môn lịch sử cũng khách quan, có bình luận phê phán cả các hành động của nước Pháp. Nếu như trước đây người Pháp thường kém về ngoại ngữ, thì ngày nay chương trình phổ thông đã chú trọng hơn về vấn đề này, các học sinh hay có dịp đi các nước khác thực tập ngoại ngữ, và có thể nói được đến 2-3 ngoại ngữ nếu học tốt.

Nói riêng về khoa học, hiểu theo nghĩa khoa học tự nhiên và công nghệ, thì khoa học luôn đóng vai trò quan trọng trong suốt 12 năm học chính thức ở phổ thông. Các môn khoa học đều nhằm nâng cao sự tò mò ham hiểu biết của học sinh, đồng thời trang bị cho học sinh các kiến thức tối thiểu cần thiết cho cuộc sống. Theo như trang mạng của Bộ Giáo Dục Pháp (http://www.education.gouv.fr/cid54197/l-enseignement-des-sciences.html) có ghi, giáo dục khoa học ở phổ thông được phân chia và qui địch về mục đích như sau:

Ở bậc tiểu học (tiếng Pháp gọi là “école élémentaire” hay  “école primaire”), khoa học được chia thành hai môn chính: môn toán học, và môn khoa học thực nghiệm và công nghệ. Thời gian học toán trên lớp là 180 giờ một năm, hay là 36 tuần mỗi tuần 5 giờ. Mục tiêu đề ra cho lứa tuổi này là nắm bắt thành thạo các con số và các phép tính số học, phát triển khả năng suy luận logic,trí tưởng tượng và trừu tượng hóa, giải các bài toán đơn giản. Môn khoa học thực nghiệm và công nghệ được đưa vào dạy từ lớp 3 (tiếng Pháp gọi là lớp CE2), với thời gian dạy trên lớp là 78 giờ mỗi năm. (Giờ ở đây là giờ đồng hồ, tính ra số tiết học có thể lớn hơn). Mục tiêu chủ yếu của môn này là để làm quen với thế giới và với những thứ do con người tạo ra, nhận biết được các tính chất của chúng.

Ở bậc trung học cơ sở (tiếng Pháp gọi là “collège”), khoa học được chia thành 4 môn: a) toán học, b) vật lý và hóa học, c) sinh vật (gọi tên đầy đủ là khoa học về sự sống và trái đất), d) công nghệ. Ở một số trường thực nghiệm, ba môn lý-hóa, sinh vật và công nghệ được trộn vào nhau thành một môn hỗn hợp kiểu “khoa học và công nghệ”. Từ bậc học này, cách tiếp cận môn toán và các môn khoa học khác đã bắt đầu mang tính nghiên cứu: đặt vấn đề, suy luận, đặt các giả thuyết, làm thí nghiệm trên các ví dụ,  viết ra phương trình thích hợp, tinh toán tìm lời giải, kiểm tra lời giải, trình bầy và thông báo kết quả, v.v.   Ở môn lý-hóa, học sinh được tìm hiểu về các thứ như: vật chất, ánh sáng, điện, lực hấp dẫn, v.v.  Ở môn sinh vật, học sinh được tìm hiểu về cấu trúc hoạt động của cơ thể người, và của các sinh vật khác, và môi trường trên trái đất. Một trong những mục đích của môn sinh vật là tạo ra tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với môi trường, và sự tôn trọng đối với những con người và sinh vật khác. Ở môn công nghệ, học sinh được học các phương pháp và kiến thức để hiểu và sử dụng được một số máy móc phổ biến do con người tạo ra nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau.

Bậc trung học phổ thông (tiếng Pháp gọi là “lycée”) có phân ra làm nhiều ban khác nhau, mỗi ban dạy thiên về một mảng kiến thức nào đó và cũng dạy các mảng kiến thức khác nhưng ở mức nhẹ hơn: ví dụ có ban thiên về ngôn ngữ và văn học, có ban thiên về kinh tế và xã hội, có ban thiên về khoa học quả đất, có ban thiên về toán và tin học, có ban thiên về máy móc kỹ thuật, v.v.  Chương trình khoa học do đó giữa các ban khác nhau có phần khác nhau khá nhiều, nhưng về cơ bản cũng có các môn toán, lý-hóa, sinh vật, và các môn về công nghệ và kỹ thuật. Về mặt toán học, từ năm lớp 10 (tiếng Pháp gọi là năm “seconde”, tức là năm đầu tiên của lycée), ngoài hình học và đại số, học sinh còn được học về xác suất thống kê, và một số khái niệm của giải tích toán học. Môn sinh vật và trái đất ngoài dạy về cơ thể con người và sức khỏa còn dạy cả về địa chất, về sự tiến hóa của trái đất, các vấn đề lớn của trái đất, v.v. Môn lý hóa có dạy cả về vũ trụ, và về các ứng dụng của lý-hóa đến thể thao, sức khỏe, và y tế.

Nếu so với Việt Nam, có thể nói chương trình phổ thông của Pháp không nặng hơn về số giờ học, nhưng phong phú hơn, chú trọng nhiều đến thực hành và ứng dụng hơn, và đến khả năng quan sát và phán xét và tư duy độc lập của học sinh hơn, học sinh có nhiều điều kiện để làm thí nghiệm và tiếp cận với các máy móc hơn. Ví dụ, trong môn lý-hóa (ở Việt Nam tách làm hai môn nhưng ở Pháp là chung một môn), học sinh được học không chỉ các công thức vật lý và hóa học, mà còn được học ứng dụng của chúng đến sức khỏe của con người ra sao, trường điện từ hay áp suất hay các nguyên tố ảnh hưởng đến con người thế nào, v.v. Học sinh được thực nghiệm trên lớn làm những dụng cụ như là  radio hay vi mạch điều khiển tự động ở mức đơn giản. Các học sinh phổ thông theo hướng học nghề của Pháp thì được tiếp cận với máy móc công nghiệp hiện đại, ví dụ như là các máy để chế tạo và sửa chữa ô tô.

Ngoài chương trình chính thức trên lớp, ở Pháp còn có nhiều hoạt động ngoại khóa có tính tự nguyện, không bắt buộc, nhằm nâng cao và đáp ứng sự tò mò khám phá khoa học của trẻ em.  Trong đó có thể kể đến các chương trình TV về khoa học (ví dụ như chương trình “C’est pas sorcier”) , các sách báo cho trẻ em về khoa học (ví dụ như tạp chí “Science et Vie Junior”), các cuộc thi olympiad về các môn khoa học (trong đó có cả toán, lý, hóa, địa chất, công nghệ), các khu thí nghiệm khoa học cho trẻ em (tiếng Pháp gọi là AST, “ateliers scientifiques et tecniques”),  các trung tâm triển lãm khoa học (ví dụ như ở Toulouse có trung tâm triển lãm vũ trụ gọi là “Cité de l’Espace”), các “ngày mở cửa” ở các đại học, các cuộc tập sự của trẻ em ở các trung tâm nghiên cứu khoa học (ví dụ như Viện Toán Toulouse cũng thường xuyên đón tiếp nhiều học sinh phổ thông đến tập sự tìm hiểu các vấn đề toán học rồi trưng các kết quả khám phá của mình lên trên tường cho các bạn và các giáo sư nhận xét), chương trình “Science à l’école” (trang web: http://www.sciencesalecole.org/) của Bộ giáo dục nhằm tổ chức các hoạt động khoa học và cho mượn các dụng cụ khoa học, v.v. Nói chung, hầu như bất kỳ học sinh nào yêu khoa học đều có nhiều điều kiện  (miễn phí hoặc với chi phí thấp) để tiếp cận với các lý thuyết và thí nghiệm khoa học.

Dù rằng điều kiện tiếp xúc với khoa học của học sinh ngày càng tằng lên, nhưng có một xu hướng khá rõ rệt và đáng lo ngại xảy ra ở Pháp (và có lẽ ở nhiều nước khác), là sư đam mê khoa học ở học sinh có vẻ giảm đi nhiều trong vòng 1-2 thập kỷ qua, đặc biệt là đối với các khoa học cơ bản.  Điều này thể hiện rõ ở việc lượng sinh viên theo học các ngành khoa học cơ bản giảm đi nhiều (thậm chí có những chương trình ở trường đại học tồn tại được là nhờ có sinh viên nước ngoài đến từ các nước còn nghèo, chứ quá ít sinh viên bản địa theo học). Một trong các hậy quả trực tiếp là thiếu người giỏi làm trong các lĩnh vực khoa học công nghệ (trong khi đó khoa học công nghệ chính là động lực phát triển kinh tế trong xã hội hiện đại) , và thiếu cả giáo viên dạy phổ thông. Chẳng hạn, các chương trình thi lấy chứng chỉ giáo viên ngành toán gần đây (gọi là thi  CAPES, và ở mức cao hơn là thi agrégation) ở Pháp thừa nhiều chỉ tiêu mà thiếu người đạt đủ trình độ. Thậm chí, có những trường phổ thông trung học ở những nơi hơi xa thiếu giáo viên dạy toán đi đăng quảng cáo mãi cũng không ai đến xin việc, và giáo viên ở các nơi thường phải dạy quá chỉ tiêu.

Vấn đề giảm sút sự quan tâm đối với khoa học này là một vấn đề đau đầu, không chỉ cho ngành giáo dục, mà cho xã hội nói chung. Nó dẫn tới những hiện tượng “kỳ quái” như chương trình toán ở phổ thông phải giảm nhẹ đi, học sinh khi vào đến đại học kiến thức chuẩn bị về toán ngày càng yếu đi (trong khi đó khoa học càng ngày càng hiện đại phức tạp và đòi hỏi chuẩn bị về toán ngày càng tốt). Có thể đổ lỗi hiện tượng này cho một số nguyên nhân như: Cách mạng công nghệ thông tin như là con dao hai lưỡi: nó đem lại rất nhiều tiện lợi, tăng hiệu quả của rất nhiều thứ, nhưng cũng khiến con người ta dễ mất tập trung hơn, dễ bị “rác thông tin” làm ảnh hưởng hơn. Một hiện tượng khá phổ biến ngày nay, là có những học sinh sinh viên vào những lúc cần tập trung để có thể hiểu một kiến thức tế nhị nào đó, luyện tập một cái gì đó hay giải quyết một vấn đề hay ho nào đó, thì lại đi nghe nhạc, nhắn tin, chơi game, đọc những thứ nhảm nhí, v.v. Xu hướng “ăn xổi” của “xã hội tiêu thụ” khiến con người ta, nếu không được rèn luyện hợp lý, sẽ chỉ hướng tới những cái dễ dàng, kiếm tiền nhanh, hưởng thụ ngay, v.v., trong khi khoa học thì không như vậy. Và khi đồng tiền biến thành “thước đo duy nhất” đánh giá sự thành công của con người, thì khoa học bị coi rẻ, vì người ta không nhận thấy rằng, trái ngược với các “con buôn”, các nhà khoa học làm ra rất nhiều của cải cho xã hội mà đòi hòi ngược lại từ xã hội ít hơn nhiều. Đây là vấn đề mà không chỉ có Pháp, mà toàn thế giới đang phải đối mặt. Khoa học cần được đầu tư tốt hơn, vị trí của khoa học và của các nhà khoa học cần được nâng lên, cả về mặt kinh tế lẫn về mặt nhận thức xã hội, thì mới dễ thu hút được nhiều người theo khoa học.

Báo Tia sáng

read more

Tổng hợp những điều người nước ngoài nhận định về phụ nữ Pháp

Nước Pháp hào hoa với thủ đô Paris kinh đô ánh sáng và thời trang hoa lệ, là đất nước mang vẻ đẹp lãng mạng cùng những người đàn ông ga lăng, cùng những cô gái Pháp kiêu sa, quyến rũ. Điều này có hoàn toàn đúng trong mắt những khách du lịch quốc tế đã từng đặt chân đến Pháp? Dưới đây là những tổng hợp về những nhận xét tiêu cực của người nước ngoài về Phụ nữ Pháp và lời bình theo nhận định của người viết, mời độc giả cùng đọc và đưa ra những nhận định của các bạn.

- Keo kiệt ( có lẽ nhận định này cũng không sai lắm, nhất là khi kinh tế ngày càng khó khăn, người Pháp luôn tính toán rất kỹ trước khi chi tiền)

- Rất hấp dẫn ( tất nhiên ở đâu cũng có phụ nữ đẹp và phụ nữ xấu, tuy nhiên phụ nữ từ 18-45 ở Pháp rất biết cách làm đẹp và tự tin về ngoại hình của họ

- Hơi dễ dãi một chút, và săn sàng cho tình một đêm ( Có xu hướng thoải mái hơn Châu Á về vấn đề tình dục, nhưng không phải cô gái Pháp nào cũng sẵn sàng qua đêm với một người lạ. “Yêu” thì cũng phải có cảm xúc mới yêu được chứ”

- Chuyên gia trên giường ( Nhận định không sai, khi sex là một chủ đề mà cả đàn ông, phụ nữ Pháp rất quan tâm tìm hiểu và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Sex là món ăn tinh thần không thể thiếu của họ

- Có tố chất quý tộc ( Cũng đúng, phụ nữ Pháp có chút gì đó kiêu sa, và thích biểu hiện một cách hơi quý tộc, hay nói khác đi họ luôn tự xem mình như những nàng công chúa vậy )

- Rất độc lập ( Họ hoàn toàn không lệ thuộc vào đàn ông, luôn đấu tranh về bình đẳng giới trong công việc cũng như trong gia đình )

- Rất yêu bản thân họ ( điều này rất chính xác, về cơ bản chủ nghĩa cá nhân ở Phương Tây đã lớn, phụ nữ Pháp thì họ càng rất yêu bản thân, luôn chăm sóc bản thân mình trước rồi mới nghĩ đến người khác)

- Nhiều lông ( phụ nữ Pháp đúng là có nhiều lông mao hơn phụ nữ nước khác )

- Bẩn ( Nhiều người nói người Pháp bẩn, điều này có lẽ không đúng , chỉ là số ít , rất ít làm biếng vệ sinh thôi, nhìn chung phụ nữ Pháp lúc nào cũng thơm phức và sạch sẽ )

- Hơi khó gần ( đối với đàn ông, nhất là người nước ngoài, nếu bạn không tiến trước một bước, chắc chẳng có cô gái Pháp nào bắt chuyện với bạn )

- Tư duy hẹp ( Khó mà đánh giá được vấn đề này của một dân tộc văn minh như Pháp, nhưng đúng là khi sống trong một thế giới tiện nghi và văn minh quá, thì sự tư duy và sự sáng tạo ngày càng giảm đi thật )

- Lười biếng ( Họ làm việc ít hơn so với những nước khác, 35 h / Tuần, đi du lịch nhiều hơn, bình đẳng hơn đồng nghĩa với việc nhiều đàn ông cũng phải làm việc nhà thay cho phụ nữ. Và thực tế là giới trẻ Pháp ngày nay, chẳng quan tâm gì đến nội trợ và chăm sóc gia đình )

- Hay trễ giờ ( Phụ nữ Pháp trang điểm không lâu lắm, nhưng tác phong cũng hơi lề mề, nhất là ở các thành phố lớn, họ là những quý cô mà )

Bên cạnh những nhận định không tốt về Phụ nữ Pháp thì chúng ta cũng phải nhận định một điều là phụ nữ Pháp luôn được nhắc đến như đại diện của cái đẹp, sự sang trọng, thời trang, thông minh và yêu ẩm thực văn hoá, và đặc biệt được đánh giá là gọn gàng nhất Châu Âu , do họ rất để ý đến chế độ ăn uống.

Tác giả và vài cô bạn người Pháp

Tác giả và vài cô bạn người Pháp

Cuộc sống công nghiệp hoá ngày nay có nhiều thay đổi. Nhưng hình ảnh người phụ nữ Pháp vẫn là đại diện hoàn hảo cho đất nước xinh đẹp này .

 

Mạnh Linh NGUYỄN

read more

Giao tiếp với người Pháp

Chào hỏi Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó.

Tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm được đánh giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan trọng là giữ thể hiện cho người khác, tránh xung khắc công khai.

Khi được mời, tuyệt đối không được phép từ chối. Nếu thật sự không có thời gian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau. Ở Pháp, bữa ăn vẫn là nơi và dịp đàm phán, thương thảo hợp đồng thuận tiện và được ưa chuộng.

Khi làm quen, nên trao đổi với người Pháp về các chủ đề văn hóa – xã hội, tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm. Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng nghe. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn từ hay tỏ điều gì để người Pháp có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ.

Đàm phán

Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước được nên thường có chuẩn bị kỹ cũng ít tác dụng vì mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhiều khi kết quả chỉ đạt được vào phút cuối hay trong lúc chuyện riêng khi nghỉ giải lao.

Cách ăn tiệc

Ngay cả trong những bữa tiệc chính thức cũng không nhất thiết phải thắt cravat. Nhưng nam giới nhất thiết phải vận comple đồng bộ hoặc đờ mi. Cử chỉ lịch thiệp rất được để ý đến ở nước Pháp, đặc biệt đối với phụ nữ. Nam giới mở cửa mời phụ nữ bước vào và giúp phụ nữ khoác áo choàng. Khi ăn tiệc trong nhà hàng, phụ nữ được phục vụ trước, sau đó mới đến nam giới và chỉ sau khi tất cả đều đã được phục vụ đồ ăn hay đồ uống thì mới bắt đầu ăn hay uống.

Khi vào nhà hàng không được phăm phăm đi về phía chiếc bàn nào đó, mà nên chờ bồi bàn đến hỏi và hướng dẫn. Có thể không chấp nhận chiếc bàn do bồi bàn giới thiệu mà đề nghị chỗ ngồi khác.

Không dứt khoát phải có đồ ăn tráng  miệng, nhưng có thì càng tốt. Đồ uống sau đó thường là cà phê hoặc chè. Khi đó mới được bắt đầu trao đổi về công việc, trước đó tuyệt đối không nên.

Nâng cốc chạm mạnh và nói to lời chúc thường bị coi là thiếu tinh tế. Chỉ nên nâng cốc, chìa ra làm hiệu chạm cốc với nhau thôi.

Trong bữa ăn làm việc thường dùng rượu vang, nhưng với mức độ vừa phải, nhiều khi chỉ một cốc. Sau món chính, cốc rượu vang thường được dọn đi.

Trả tiền

Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện người nào tự trả cho người nấy. Có để lại tiền típ – nhưng không vượt quá 10%.  Ai mời thì trả tiền.

Quà tặng

Khi được mời riêng, nên mang theo hoa hoặc bánh kẹo ngon đến làm quà tặng cho bà chủ nhà. Bó hoa thường được bó và trang trí rất đẹp và nghệ thuật nên khi tặng cứ để nguyên.

Quần áo

Trong giấy mời thường ghi rất rõ yêu cầu về ăn vận quần áo cho phù hợp. Nếu ở đó ghi “Tenue de soirée”  thì có nghĩa là yêu cầu ăn mặc lịch sự: comple thẫm màu, thắt cravat  đối với nam giới và váy sang trọng đối với phụ nữ. Nếu ở đó ghi “Tenue de ville” thì có thể ăn vận đơn giản hơn, không nhất thiết phải có cravat.

Tính chính xác

Thời gian là khái niệm giãn nở ở Pháp. Ít khi các hoạt động bắt đầu đúng giờ. Tuy nhiên trong công việc phải tuyệt đối tuân thủ về giờ giấc

Nguồn Tổng hợp Internet

read more

Nước Pháp vài nét tổng quan

Ngày làm việc bắt đầu khoảng từ 8 giờ đến 9 giờ và kết thúc khoảng 17 giờ đến 18 giờ. Thông thường người lao động Pháp ăn trưa vào khoảng 13 giờ tại nhà ăn của công ty hoặc tại một quán ăn nhanh ? thường rất đông khách vào giờ đó. Buổi tối, các nhà hát, rạp chiếu phim thường mở cửa vào khoảng 20 giờ đến 21 giờ.

Đi chợ : Các cửa hàng thường mở cửa từ thứ Ba đến 19h30 thứ Bảy. Các siêu thị chỉ đóng cửa ngày Chủ Nhật. Mọi người, ở thành phố cũng như ở nông thôn, thường đi chợ vào sáng thứ bảy hoặc sáng chủ nhật.

Lưu ý : Các viện bảo tàng mở cửa cả ngày thứ Bảy và Chủ Nhật nhưng đóng cửa ngày thứ Ba. Ở tỉnh lẻ các ngân hàng có thể đóng cửa buổi chiều nhưng bạn sẽ tìm thấy máy rút tiền tự động không mấy khó khăn. Các thẻ tín dụng quốc tế Visacard và Mastercard được sử dụng rất rộng rãi tại Pháp.

Hình ảnh đặc trưng của 1 người Pháp, đầu đội mũ bê rê tay cầm bánh mỳ baguette

Phong cách sống

Khác với người Anh, người Pháp ít khi tiếp đón khách xã giao tại nhà. Lần đầu tiên người ta mời khách thường có chút trịnh trọng và phải quen biết một thời gian rồi ngưòi ta mới mời bạn đến nhà. Khi gặp nhau người Pháp thường bắt tay chào nhau.

Khi ăn người ta thường đợi cho tất cả mọi người được phục vụ rồi mới bắt đầu ăn. Nếu bạn muốn hút thuốc thì nên xin phép trước. Không nên gọi điện đến nhà người Pháp sau 22 giờ, và cũng nên tránh đến sớm khi bạn được mời ăn cơm hay đến muộn khi bạn có một cuộc hẹn.

Khi nói chuyện, ngôi “vous” thể hiện sự tôn trọng, kính nể và khoảng cách. Nên dùng “vous” khi nói chuyện với người không thân, lớn tuổi hơn bạn hay là cấp trên của bạn. Ngôi “tu” thể hiện tình cảm, sự thân thiện. Giữa bạn bè thông thường người ta chuyển từ “vous” sang “tu” một cách tự nhiên, nhưng đối với người lớn tuổi hơn thì không nên dùng “tu” khi người đó chưa đề nghị bạn xưng hô như vậy.

Nước Pháp là như thế nào ?

Pháp là một nước nông nghiệp phát triển với những đặc thù riêng của từng vùng. Đất nước công nghiệp hiện đại nhưng Pháp rất chú trọng bảo vệ cảnh quan, bảo vệ các truyền thống của mình. Nhà nước đã lập ra 6 vườn quốc gia, 126 khu bảo vệ thiên nhiên và hơn 400 vùng sinh cảnh. Có hàng nghìn địa điểm còn rất hoang dại mà bạn có thể khám phá : Cao nguyên Larzac, núi lửa Auvergne, đầm Poitevins, vùng Camargue…

 

Nước Pháp có 12 thành phố hơn 350 000 dân, phân nửa dân Pháp sống ở những thành phố hơn 50 000 dân. Riêng vùng Paris chiếm tới gần 10 triệu dân. Các thành phố lớn khác như Marseille, Lyon chỉ có khoảng hơn 1 triệu dân. Xu hướng hiện tại cho thấy ngày càng nhiều người Pháp rời những thành phố lớn để đến với những thành phố trung bình.

Bao bọc bởi 4 biển (biển Bắc, biển Manche, biển Atlantique và biển Địa Trung Hải), Pháp có tới 5 500 km bờ biển: vùng Bretagne nổi tiếng bởi những bờ biển hoang dã, Landes có những bờ biển rất dài và Địa Trung Hải quanh năm có nắng ấm.

Mỗi người dân đều tự hào về làng mình, vùng của mình, đặc sản hay rượu vang của vùng. Chính Đại tướng DE GAULLE cũng đã phải thốt lên : “Làm sao mà điều hành được một đất nước có tới 400 loại phomát khác nhau ?”.

Thời tiết thì sao ?

Chỉ nhỏ bằng 1 phần 7 Quebec, nhưng nước Pháp có khí hậu và thiên nhiên rất đa dạng. Nhiệt độ đo bằng đơn vị độ C (0oC tương đương với 32oF).

Biển Atlantique và biển Manche làm cho phía Tây có khí hậu đại dương ẩm và ôn hoà. Mùa đông ở Rennes, Brest, Caen hay Rouen, thường không lạnh lắm, đôi khi có sương mù còn mùa hè thì mát. Xuôi xuống dọc theo bờ biển, giữa Nantes và Biarritz, bạn sẽ gặp những mùa hè rất đẹp. Bờ biển Landes là một địa điểm lướt sóng nổi tiếng thế giới.

Vùng Trung Tâm và phía Đông nước Pháp có khí hậu lục địa. Mưa không nhiều và mùa đông rất lạnh. ở Strasbourg, nhiệt độ có thể hạ xuống tới âm 15 độ C. Các núi : Massif Central, Jura, Alpes, Pyrénées, có tuyết phủ trong vòng nhiều tháng: đó chính là lúc bạn có thể đi trượt tuyết !

Ở phía Nam và đảo Corse là khí hậu Đại Trung Hải, mùa hè rất nóng và mùa đông thì không lạnh lắm. Khách du lịch của cả Châu Âu đều quy tụ về những bãi biển vùng này từ tháng 5 đến tháng 9.

Theo edufrance.fr

read more